10 điều cần lưu ý khi sử dụng tam thất

0
28
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 1 Average: 5]

Lâu nay, nhân dân ta vẫn truyền nhau dùng củ tam thất để chữa bệnh, nhưng phần lớn chưa hiểu hết công dụng của nó. Hãy cùng Canets tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé để hiểu rõ hơn về công dụng của tam thất.

Mô tả về tam thất

Đặc điểm của tam thất

  • Tam thất thuộc loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 30 – 50cm. Lá kép hình mác dài, mép khía răng cưa, có lông cứng và gân ở 2 mặt lá. Lá tam thất mọc theo cụm 3 – 4 lá, có cuống chung dài khoảng 3 – 5 cm, cuống lá chét dài khoảng 1cm.
  • Hoa mọc thành cụm, tán đơn ở phần ngọn, thân cây; hoa màu vàng lục nhạt, 5 cánh.
  • Quả hình cầu dẹt, mọng, khi chín có màu đỏ. Hạt có màu trắng, hình cầu. Hoa tam thất nở rộ vào tháng 5 – tháng 7, quả chín vào khoảng tháng 8 – tháng 10.
  • Tác dụng của hoa tam thất đó là hạ huyết áp, thanh nhiệt cơ thể, phòng ngừa tai biến, giảm cân, ổn định nhịp tim, lợi sữa,… Nhưng mặt khác, tác hại của hoa tam thất cũng không hề nhỏ. Nó có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi không sử dụng đúng cách.
Đặc điểm của cây tam thất (2)
Đặc điểm của cây tam thất (2)

Thành phần hóa học

Trong củ tam thất có một số thành phần hóa học như là:

Saponin triterpen:

  • Saponin A, B, C, D
  • Acid oleanolic
  • Đường khử

16 acid amin khác như:

  • Phenylalanin
  • Leucin
  • Isoleucin
  • Valin
  • Prolin
  • Histidin
  • Lysin
  • Cystein
  • Các chất vô cơ như fe, ca.

Đặc điểm dược liệu

Củ tam thất được chia thành 2 loại:

  • Tam thất nam có vỏ màu trắng vàng, hình dáng như quả trứng được chia thành nhiều nhánh xung quanh. Khi dùng dao để cắt vào bên trong, củ có màu trắng ngà, vị cay nóng, mùi như gừng.
  • Tam thất bắc có hình dạng giống con ốc hoặc hình trụ, màu xám xanh hoặc hơi đen, bóng sáng.

Khu vực phân bố

  • Tam thất phân bố chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc.
  • Tại Việt Nam, tam thất thường trồng ở vùng núi cao, khí hậu lạnh như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai.

Bộ phận dùng làm dược liệu

  • Hầu hết các bộ phận của tam thất đều được sử dụng để làm thuốc. Nhưng trong đó phần rễ củ tam thất là bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu nhất.

Củ tam thất chữa bệnh gì?

Công dụng củ tam thất (3)
Công dụng củ tam thất (3)

Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp

Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng

Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).

Tác dụng với thần kinh

Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.

Giảm đau

Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Tác dụng của tam thất đối với phụ nữ và phụ nữ sau sinh

  • Phụ nữ sau sinh thường ở trạng thái hàn và thường xuyên mắc các bệnh liên quan, nhất là về tâm lý. Điều này đồng nghĩa với việc phải tìm ra được một liều thuốc có thể giải quyết được vấn đề này. Và tam thất chính là chọn lựa tốt nhất với phụ nữ sau sinh.
  • Các chất chứa trong củ tam thất, đặc biệt là chất Saponin Rg có tác dụng trong việc làm hưng phấn trung khu thần kinh, xua tan những căng thẳng và mệt mỏi, từ đó giúp bạn có được một làn da căng mịn, một vóc dáng cân đối hơn.
  • Đồng thời, việc sử dụng tam thất sau sinh sẽ giúp hỗ trợ điều trị chứng loãng xương thường gặp. Vì vậy, phụ nữ sau sinh có thể yên tâm hơn về việc chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như lấy lại vóc dáng ban đầu.
Tam thất hầm gà ác giúp bồi bổ sức khỏe (4)
Tam thất hầm gà ác giúp bồi bổ sức khỏe (4)

Cách dùng tam thất

  • Nếu dùng tam thất sống dưới dạng bột hoặc mài với nước uống hoặc dạng lát cắt thì nên ngậm nhai rồi nuốt để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi sau khi sinh, kiết lỵ ra máu, khối u (ung thư).
  • Củ tam thất hấp cho mềm, thái mỏng hoặc sao khô, tán bột rồi hầm với thịt gà, thịt chim, ăn hằng ngày trong vài tuần. Có thể ngâm rượu uống. Đơn giản thì hãm tam thất với nước sôi như pha trà, uống làm nhiều lần vừa dễ làm, tiện lợi, vừa giữ được hương vị, hoạt chất. Nước hãm tam thất pha với sữa dùng cho trẻ em cũng rất tốt.
  • Có thể phối hợp với nhân sâm trong trường hợp uống riêng tam thất thấy có cảm giác nóng, nhất là đối với những người mà khí huyết đều suy kiệt. Tuy nhiên, nên uống hỗn hợp sâm – tam thất vào ban ngày và uống riêng tam thất vào buổi tối vì nhân sâm sẽ làm cho tỉnh táo, khó ngủ.
  • Tam thất còn có thể phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt, với hoa hòe hoặc rutin trong những trường hợp chảy máu, với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.

Một số bài thuốc trị bệnh từ tam thất

  • Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
  • Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
  • Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
  • Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
Tam thất giúp chữa các vết bầm tím do ứ máu (5)
Tam thất giúp chữa các vết bầm tím do ứ máu (5)
  • Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
  • Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.
  • Trong dân gian có bài Thập bổn thang gia giảm có dùng tam thất chữa bệnh băng huyết: tam thất 1g, gia cỏ mực 5g, nhỏ chảo gang 1g, muồng 1g. Thuốc sắc hoặc chế thành bột uống.
  • Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.
  • Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Dùng bột hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.
  • Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt.

Có nên sử dụng tam thất hàng ngày hay không?

  • Tam thất bắc có vị đắng, ngọt và tính hơi ôn: Đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên.
  • Đối với những người quá nóng thì có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng… trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng tam thất

Tuy tam thất là thảo dược thiên nhiên khá lành tính. Nhưng các bác sĩ đông y cũng khuyến nghị bệnh nhân cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng tam thất để điều trị bệnh trong thời kỳ cơ thể bị lạnh. Bởi bản chất của tam thất là lạnh, nên nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Người bị rong kinh không nên sử dụng tam thất vì nó có thể kích thích dòng chảy kinh nguyệt lâu hơn.
  • Không sử dụng tam thất với các loại trà, đặc biệt là trà có hương mạnh để không làm giảm tác dụng của tam thất. Các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng riêng 1 mình tam thất để tối ưu hóa tác dụng của nó.
  • Không nên sử dụng quá 9g tam thất mỗi ngày.
  • Tam thất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nên tốt nhất không sử dụng tam thất khi đang mang thai.
  • Mỗi loại tam thất đều có những đặc tính chữa bệnh riêng. Tam thất nguyên có tác dụng tốt trong việc phân tám máu ứ, trong khi đó tam thất nấu chín lại có tác dụng vượt trội trong việc cải thiện chất lượng máu.
Người bị rong kinh không nên sử dụng tam thất (6)
Người bị rong kinh không nên sử dụng tam thất (6)

Cách phân biệt tam thất bắc và tam thất nam

Đặc điểm của tam thất bắc và tam thất nam

Tam thất bắc

  • Tam thất bắc Lào Cai là cây thảo sống nhiều năm dưới tán rừng cao 1200m trở lên.
  • Có thân cao 30 cm – 50 cm. Có 3 – 4 cái lá mọc vòng, mỗi lá mang 3 – 7 lá chét hình mác dài. Cụm hoa tán đơn ở ngọn, hoa màu lục vàng nhạt. Quả hình cầu khi chín màu đỏ, thu hoạch từ 3 đến 5 năm.

Tam thất nam

  • Cây thảo không có thân mọc hoang ở chỗ ẩm mát, ven sông hay bờ suối có thân rễ dày bao bởi lá rụng.
  • Phần nhánh như riềng mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim. Lá mọc rời giống lá dong màu lục pha nâu hay nâu tím. Tràng hoa màu trắng, thu hoạch là 12 tháng.

Nhận dạng tam thất bắc và tam thất nam

Tam thất bắc củ khô

  • Rất rắn có hình con quay, trụ hoặc giống con ốc đá, xung quanh củ nổi nhiều sần sùi màu chì, vàng nhạt, vị đắng hơi ngọt.

Màu lõi củ tam thất bắc

  • Lõi củ tam thất bắc khô thường có màu xám vàng hoặc xám đen. Phân tách rõ 2 phần là phần vỏ bên ngoài và phân bên lõi trong.
  • Còn trong củ tam thất nam thì không có.

Tam thất nam

  • Củ nhỏ bằng chứng chim, mặt ngoài củ nhẵn có màu vằn ngang màu đen, bột màu trắng, vị đắng gắt.

Nguồn tham khảo

Tam thất cập nhật ngày 30/05/2020:

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m_th%E1%BA%A5t

Tam thất cập nhật ngày 30/05/2020:

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/nam-khoa/tam-that-gay-yeu-sinh-ly-co-dung-604554.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here