10+ lợi ích bất ngờ của rau muống

0
23
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 1 Average: 5]

Rau muống là món ăn quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng loại rau này cũng là một vị thuốc, hỗ trợ phòng và chữa được khá nhiều bệnh nguy hiểm. Hãy cùng Trang tin tức Võ Lan Phương tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé để hiểu rõ hơn về công dụng của loại rau này.

Rau muống là gì?

  • Rau muống là loại thực vật nhiệt đới bán thủy sinh. Cây có tên khoa học là Ipomoea aquatica, thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
  • Đây là một loại rau ăn lá được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, nó là một loại rau quen thuộc và rất được ưa chuộng.

Đặc điểm của cây rau muống

  • Rau muống là cây thân thảo, mọc bò trên mặt nước hoặc trên cạn. Thân cây rỗng, khá dày, có rễ mọc từ các đốt trên thân. Lá rau hình ba cạnh, đầu nhọn hoặc thuôn dài, hẹp.
  • Hoa của cây khá to, có màu trắng hoặc hồng phớt tím, ống hoa màu tím nhạt, nhị màu trắng. Hoa mọc đơn lẻ hoặc theo cụm 2 bông trên cùng 1 cuống. Quả nang hình tròn, đường kính 7 – 9mm. Quả chứa 4 hạt có lông màu hung nhạt, đường kính khoảng 4mm.
  • Loại cây này sử dụng phần thân, lá non làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
Rau muống là cây thân thảo, mọc bò trên mặt nước hoặc trên cạn (2)
Rau muống là cây thân thảo, mọc bò trên mặt nước hoặc trên cạn (2)

Thành phần dược chất của rau muống

Thành phần dinh dưỡng của rau muống được nghiên cứu như sau:

  • 92% nước
  • 3,2% protit
  • 2,5%gluxit
  • 1,3% tro
  • 1% xenluloza
  • Hàm lượng muối khoáng khá cao bao gồm: Canxi, phốt pho, sắt
  • Vitamin C, B1, B2, PP

Tác dụng của rau muống

Tác dụng của rau muống đã được nghiên cứu và chứng minh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại rau này vừa giàu dinh dưỡng lại có giá trị dược tính cao nên được sử dụng để chữa trị một số loại bệnh như tiểu đường, thiếu máu, gan,… rất tốt.

Giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể

  • Ăn rau này thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

Tăng cường miễn dịch

  • Trong rau này có chứa nhiều Carotene và vitamin C với hàm lượng vượt xa nhiều loại rau khác.
  • Nếu thường xuyên ăn loại rau này sẽ nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, từ đó tăng cường sức đề kháng.
  • Chức năng miễn dịch ở người già và trẻ nhỏ kém nên tích cực dùng rau này trong bữa ăn hàng ngày giúp cải thiện sức đề kháng.

Giảm huyết áp

  • Rau muống có thể giúp giảm huyết áp. Đối với những người cao huyết áp nên ăn nhiều loại rau này.
  • Ngoài ra, nó cũng có tác dụng nhất định đối với tim mạch. Người mắc bệnh tim mạch nên ăn nhiều rau này. Nên chọn mua rau còn tươi thì hàm lượng nước và giá trị dinh dưỡng mới cao.

Giảm nhẹ chứng táo bón

  • Trong rau này có chứa lượng lớn khoáng chất Kali và Clo. Những chất này giúp điều tiết cân bằng lượng nước trong cơ thể, giúp bổ sung nước cho ruột, làm giảm thực phẩm bị ứ đọng trong ruột, từ đó giảm nhẹ chứng táo bón.
  • Khi chế biến, nên chỉnh lửa to giúp rau giữ được độ tươi giòn và không làm mất đi chất dinh dưỡng.

Giảm Cholesterol

  • Do chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin PP, vitamin C có tác dụng làm giảm hàm lượng Cholesterol trong máu nên nếu thường xuyên ăn rau này sẽ có tác dụng giảm mỡ máu.
  • Đối với những người mỡ máu cao khi ăn rau này nên giảm bớt hấp thụ các thực phẩm thịt để tránh không đạt hiệu quả mong muốn.

Thanh nhiệt, bảo vệ da

  • Theo Đông y, rau muống có tính mát giúp thanh nhiệt, hạ hỏa.
  • Rau này có thể loại bỏ độc tố trong cơ thể, giảm sự ngưng đọng của sắc tố từ đó giúp da trắng sáng. Rau muống xào đặc biệt có công dụng thanh nhiệt, hạ hỏa.

Bảo vệ mắt

  • Rau này giàu vitamin A, một dưỡng chất cần thiết giúp cho đôi mắt khỏe mạnh. Muốn có một đôi mắt sáng khỏe bạn không nên bỏ qua loại rau này. Rau muống có thể giúp bảo vệ mắt.
  • Đối với những người thị lực kém nên thường xuyên ăn.

Bảo vệ hệ thần kinh

  • Trong rau này có chứa nhiều Kali. Khoáng chất này thúc đẩy protein phục hồi những tổ chức bị phá vỡ một cách hiệu quả. Ngoài ra, Kali còn giúp bảo vệ trung khu thần kinh không bị tổn thương. Vì vậy thường xuyên ăn rau muống có thể bảo vệ hệ thống thần kinh.
  • Với những người có tâm trạng bất ổn nên thường xuyên ăn rau muống giúp giảm sự xáo trộn của hệ thần kinh, kiểm soát được tâm trạng.

Hạ đường máu

  • Rau muống tía là một loại của rau muống. Trong rau muống tía có chừa một lượng lớn Insulin có tác dụng giảm đường huyết hiệu quả.
  • Ngoài ra, rau này còn được xem là thần dược đối với người bị đường huyết cao. Do đó, những người mắc bệnh này nếu thường xuyên ăn rau muống có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Tác dụng của rau muống chữa bệnh rất hiệu quả (3)
Tác dụng của rau muống chữa bệnh rất hiệu quả (3)

Hạ huyết áp dùng rau muống với trứng gà

  • Nhặt rửa sạch rau muống, cắt khúc vừa ăn. Trứng đập ra bát, đánh nhuyễn cùng chút gia vị. Làm nóng chảo với chút dầu mỡ, xào trứng vừa vón thành khuôn (chưa chín hẳn) thì cho rau muống vào xào. Rau chín thì thêm chút gia vị và ăn khi nóng ấm.

Giảm hấp thụ cholesterol

  • Rau muống kết hợp với thịt gà có tác dụng cho người mắc bệnh mỡ máu cao, tỉ lệ cholesterol trong cơ thể cao hoặc thể trạng dễ hấp thụ cholesterol là đối tượng được khuyến cáo nên ăn nhiều hơn món này.
  • Lấy rau muống rửa sạch cắt khúc vừa ăn, thịt gà thái mỏng. Cho dầu vào chảo nóng vừa, thêm ít tỏi băm phi thơm, xào thịt gà nhanh tay trên lửa to vừa, khi thịt gà gần chín thì cho chút gia vị đảo đều. Tiếp tục thêm rau muống vào xào. Rau chín, thêm chút gia vị rồi ăn nóng ấm.

Giảm lượng đường trong máu dùng rau muống với râu ngô

  • Người có thói quen ăn đồ ngọt nhiều, người có thể trạng hấp thụ nhiều đường rất dễ sinh ra bệnh đường huyết. Món ăn này có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu một cách an toàn, đơn giản.
  • Chọn rau muống tươi, nhặt lấy phần thân khoảng 60g, râu ngô 30g, thêm nước vừa đủ nấu thành món canh. Chắt nước canh để uống, 2-3 lần một ngày. Món ăn này có thể tăng tiết insulin, có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh đường máu hiệu quả.

Kiết lỵ

  • Một ít cọng rau muống tươi, một ít vỏ quýt khô lâu năm, đem hai thứ nấu với lửa nhỏ lấy nước uống trong ngày.

Bệnh trĩ

  • 100g rau muống đem rửa sạch, nấu cho thật nhừ để lấy nước, sau đó cho thêm đường vào nấu tiếp cho đến khi sánh lại giống mạch nha thì dùng. Mỗi ngày dùng hỗn hợp 2 lần.

Giải nhiệt

  • Khi làm việc trong thời tiết nắng nóng, đổ mồ hôi nhiều, hoặc tập thể dục thể thao với cường độ cao, bạn lấy rau muống luộc lẫn với sấu, sau đó lấy nước rau muống vắt thêm chanh để bổ sung khoáng chất và vitamin C cho cơ thể.
  • Đơn giản hơn có thể sử dụng nước luộc rau muống vắt tý chanh, thêm chút muối cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Thanh nhiệt, chữa ù tai, chóng mặt, chữa chảy máu mũi

  • 200g rau muống, 12g cúc hoa, đem nấu sôi với một ít nước, sau đó gạn lấy nước uống trong ngày, có thể cho thêm đường tùy ý.
  • Trẻ nóng nhiệt, ra mồ hôi mùa hè: Rau muống 100g, mã thầy 500g, đem sắc lấy nước cho trẻ uống trong ngày.

Rôm sảy, mẩn ngứa do nóng

  • Rau muống rửa sạch đem nấu nước tắm.

Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng

  • Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả đem sao qua, đổ nửa lít nước vào đun đến khi còn một nửa thì bỏ ra uống 2 lần lúc đói.

Tiểu đường

  • Rau muống tía 60g, râu ngô 30g, đem nấu nước uống.

Quai bị

  • 200 – 400g rau muống đem luộc kỹ, ăn cả cái lẫn nước, có thể cho thêm đường vào nước rau.

Lở ngứa ngoài da, zona

  • Ngọn rau muống, lá vòi voi rửa sạch, đem giã nhuyễn, cho thêm ít muối đắp lên.

Sốt, khó thở

  • Rau muống, mướp đắng, hai thứ có liều lượng bằng nhau, đem rửa sạch, giã nát rồi đắp lên ngực, trán.

Những sai lầm hay mắc khi ăn rau muống

Rau muống là món ăn quen thuộc có chứa nhiều vitamin, kẽm, khoáng chất… tốt cho cơ thể con người, nhưng ăn rau này không đúng cách sẽ rước họa vào thân, gây hại sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm mọi người hay mắc khi ăn rau muống:

Rửa rau bằng nước lã

  • Rau muống thường được nuôi trồng ở những khu vực ao hồ nên có nguy cơ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Nếu đem về rửa không kỹ rồi nhanh chóng chế biến, nấu nướng và ăn loại rau này, người ăn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể mệt mỏi, suy giảm miễn dịch.
  • Nhiều bà nội trợ thường chỉ rửa rau bằng nước thông thường, việc làm này chỉ làm rau sạch được bụi bẩn mà thôi không diệt được hết ký sinh trùng trong rau, hãy ngâm rau muống vào nước muối loãng trước khi nấu.
  • Tốt nhất là rửa sạch rau muống sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Rửa rau bằng nước lã (4)
Rửa rau bằng nước lã (4)

Ăn rau muống sống, tái

  • Rất nhiều người thích món rau muống chẻ ăn sống, nộm rau muống. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là loại rau được trồng thủy sinh nên có nguy cơ cao nhiễm các loại ký sinh trùng. Đặc biệt loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn tên Fasciolopsis buski, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau muống sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Ký sinh trùng này vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
  • Ngoài ra, rau này đứng đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm do thói quen nhiều người sử dụng hóa chất trong quá trình trồng trọt. Do đó khi ăn rau này cần rửa sạch, nấu chín kỹ, nên lựa chọn mua rau muống có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo rau an toàn cho gia đình.
  • Ngoài ra, nếu ăn rau này dạng tái như ăn lẩu thì vẫn có nguy cơ giun sán làm tổ trong người nên cần hết sức cẩn trọng ở khâu lựa chọn rau đảm bảo, chế biến và bảo quản rau muống đúng cách.

Ăn rau muống trái mùa

  • Hiện nay rau này được đánh giá là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…
  • Rau muống là loại rau thời vụ, trước đây rau này chỉ có vào mùa hè nhưng hiện nay rau muống có mặt quanh năm do những can thiệp của người trồng như sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống phát triển được quanh năm.
  • Khi ăn phải rau muống có chứa hóa chất độc hại có thể khiến người ăn bị ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, ảnh hưởng đến hệ thần kinh…

Ăn tùy tiện khi mắc một số bệnh

  • Người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau này hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau muống.
  • Nguyên nhân là ăn rau muống sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn, các cơn đau dai dẳng, khó chịu hơn nên tốt nhất kiêng ăn để chữa trị hiệu quả những chứng bệnh này. Những người mắc bệnh trên cần cẩn trọng trước lưu ý khi ăn rau muống không thể bỏ qua này.

Đậy vung khi luộc rau

  • Khi luộc rau muống hay bất kỳ loại rau nào bạn cũng không nên đậy vung bởi điều này sẽ làm cho các hóa chất có trong rau không thoát được ra ngoài mà vẫn giữ nguyên ở trong rau khiến ra đình bạn dễ dàng ngộ độc, nhiễm bệnh.
  • Vì vậy, cách chế biến rau này đúng cách nhất là bạn hãy mở vung khi luộc rau để món rau xanh hơn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đậy vung khi luộc rau (5)
Đậy vung khi luộc rau (5)

Ăn rau muống khi có vết thương

  • Quá trình lành sẹo nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước và độ sâu của vết thương, vết thương có bị bầm dập mô nhiều hay ít, sạch hay bẩn… Dinh dưỡng cũng góp một phần trong quá trình lành sẹo.
  • Rau này có chất madecassol (chất này cũng được tìm thấy nhiều trong rau má) thúc đẩy quá trình phát triển xơ. Đối với những người có cơ địa sẹo lồi, ăn rau muống sẽ khiến cho sẹo lồi hơn. Những người cơ địa bình thường, chất này lại tăng cường quá trình liền sẹo.
  • Cùng với rau muống, thịt bò cũng là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm, bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da. Vì vậy nếu chưa biết cơ địa mình thế nào, tốt nhất không ăn rau muống khi bị vết thương hở. Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống.

Ăn rau muống với sữa

  • Bản chất của rau này là loại rau kháng canxi, nó làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ các loại sữa vào cơ thể khi bạn kết hợp 2 thực phẩm này cùng lúc. Do đó, bạn nên chú ý không nên kết hợp ăn rau muống với uống sữa cùng lúc.

Ai không nên ăn rau muống?

Những nhóm người nên hạn chế ăn rau muống:

Người bị viêm khớp

Một số chất trong rau có thể khiến đau nhức khớp hơn. Tuy nhiên người bị loãng xương, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau này vẫn tốt do hàm lượng canxi cao.

Người bị viêm khớp không nên ăn rau muống (6)
Người bị viêm khớp không nên ăn rau muống (6)

Người bị gout

Rau này giàu đạm, không tốt cho người bệnh gout.

Người bị sỏi thận

Rau này chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể dễ kết tủa ở thận tạo sỏi. Những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận, không nên ăn bởi thành phần trong loại rau này có nhiều muối khoáng, canxi, kali.

Người đang uống thuốc Đông y

Ăn rau này sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc Đông y.

Người dễ dị ứng, tiêu chảy

Ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín, gây khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Nguồn tham khảo

Rau muống cập nhật ngày 27/05/2020:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_mu%E1%BB%91ng

Rau muống cập nhật ngày 27/05/2020:

https://vnexpress.net/loi-ich-suc-khoe-tu-rau-muong-3921691.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here