6 công dụng của dầu ăn ít ai biết được

0
22
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 0 Average: 0]

Dầu ăn không chỉ là nguyên liệu nấu nướng, mà còn có vô vàn tác dụng trong cuộc sống…Để hiểu rõ hơn về công dụng của dầu ăn Hãy cùng Võ Lan Phương tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé!

Dầu ăn là gì?

  • Dầu ăn là một chất hóa học được tinh lọc từ thực vật hoặc động vật, chúng thường có màu vàng và tồn tại ở thể lỏng ở nhiệt độ thường.
  • Công dụng của chúng là dùng trong nấu ăn và bôi trơn.

Phân loại dầu ăn là gì?

Dầu ăn chia làm hai loại:

  • Dầu thực vật có nguồn gốc từ thực vật và các loại hạt như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu cọ.
  • Dầu ăn động vật có nguồn gốc động vật như mỡ heo, lợn, bơ làm từ sữa bò.

Trước đây hầu hết chúng ta đều sử dụng mỡ động vật để đun nấu, sau này mới phát hiện ra dầu thực vật khi tinh lọc các loại thực vật trên.

Các loại dầu ăn (2)
Các loại dầu ăn (2)

Thành phần quan trọng nhất của dầu ăn là gì?

Thành phần quan trọng nhất của dầu ăn đó chính là chất béo

Có 2 loại chất béo chính đó là chất béo xấu và chất béo tốt

Chất béo xấu

Là chất béo bão hòa. Các chuyên gia y tế trên thế giới đều khẳng định rằng một chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol trong máu, hay còn gọi là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Do vậy, chất béo bão hòa chẳng những không có lợi cho sức khỏe con người, mà khi phối hợp với những món ăn giàu tinh bột đã được tinh chế sẽ gia tăng thêm nguy cơ:

  • Bệnh tim mạch
  • Tắc nghẽn mạch máu
  • Tiểu đường tuýp 2
  • Máu hoặc nội tạng nhiễm mỡ.

Chất béo tốt

Là Chất béo không bão hòa giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol và hạn chế tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Một chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đặc biệt lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.

Chất béo chiếm khoảng 18-24% trọng lượng cơ thể của một người trưởng thành, chúng có mặt ở màng tế bào, ở các nhân và ti thể. Chất béo không bão hòa tham gia vào cấu trúc cũng như quá trình thực hiện chức năng của một số cơ quan nhất định, mang đến nhiều lợi ích như:

  • Hạ đường huyết bằng cách cải thiện hiện tượng kháng insulin
  • Giảm độc tố từ các axit béo tự do trong cơ thể, giúp tế bào hoạt động bình thường và tăng cường miễn dịch
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi và dự trữ năng lượng
  • Hỗ trợ xây dựng mô thần kinh và các hormone
  • Phản ứng với viêm nhiễm, kiểm soát tình trạng viêm khớp
  • Giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin cần thiết như A, D, E và K từ các loại thực phẩm
  • Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin E chống oxy hóa

Công dụng hữu hiệu của dầu ăn

Đồ nội thất

Để đồ nội thất trong nhà không bị khô nứt, bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm và lau với dầu thực vật (dầu hướng dương). Bạn nên làm nóng dầu trên bếp để quá trình lau dễ dàng hơn.

Đồ dùng bằng inox

Để tăng độ sáng bóng cho những vật dụng bằng inox, bạn có thể dùng một miếng vải mềm chà đi chà lại với dầu ô liu và rửa sạch lại bằng dầu rửa chén đĩa.

Dầu ăn giúp tăng độ sáng bóng cho những vật dụng bằng inox (3)
Dầu ăn giúp tăng độ sáng bóng cho những vật dụng bằng inox (3)

Đồ gỗ

Để đồ gỗ luôn bền đẹp và sáng bóng, bạn có thể dùng dung dịch sau để lau hàng tháng: 2 thìa dầu oliu (hoặc bất cứ loại dầu thực vật nào) + một vài giọt nước cốt chanh và dùng vải mềm để lau. Đảm bảo đồ gỗ nhà bạn sẽ đẹp chẳng kém đánh vecni.

Làm sạch tay

Với những vết sơn hoặc nhựa các loại hoa quả như nhựa mít không may bị dính vào tay, bạn chỉ cần dùng dầu ăn xoa bóp kỹ hai bàn tay và rửa lại bằng nước rửa tay là được.

Giày da

Với những đôi giày da bị bụi bẩn, bạn hãy dùng một miếng giẻ ẩm sạch lau hết bụi bẩn sau đó cho một vài giọt dầu ăn lên nền da và dùng khăn mềm lau thật sạch lại. Đôi giày da của bạn sẽ sáng bóng chẳng khác đánh với xi mà lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Dầu ăn giúp làm sạch giày da (4)
Dầu ăn giúp làm sạch giày da (4)

Làm sạch chảo nhôm

Chảo nhôm dùng lâu ngày sẽ bị gỉ và dính cặn thức ăn, thật đơn giản bạn hãy dùng dầu thực vật và một muỗng nhỏ muối tinh khiết chà đi chà lại.

Sau đó hãy rửa sạch chảo với nước nóng. Chắc chắn những vết cặn, gỉ sẽ biến mất.

Các loại dầu ăn lành mạnh nhất cho sức khoẻ của bạn

Dầu đậu phộng

  • Hay còn gọi là dầu lạc, một loại dầu được ưa thích để nấu ăn.
  • Dầu này có thể được sử dụng nhiều lần, vì nó không hấp thụ hương vị của thực phẩm, lý tưởng để nấu cá và các món ăn châu Á khác.

Dầu bơ

  • Có chứa các axit béo không bão hòa đơn có lợi cho tim. Nó có thể chịu nhiệt cao, lý tưởng cho nấu ăn, nướng, xào và chiên.
  • Dầu bơ cũng có thể được thêm vào nước trộn salad.
Dầu bơ (5)
Dầu bơ (5)

Dầu oliu

  • Dầu ô liu là sự lựa chọn thích hợp cho những người muốn giảm cân. Nó được chứa đầy axit béo chưa bão hòa.
  • Hãy sử dụng dầu này để chiên sâu, xà lách salad và cho rau xào.

Dầu dừa

  • Cung cấp nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Chẳng hạn như nó thúc đẩy một đường tiêu hóa lành mạnh và tăng năng lượng. Nó có thể được sử dụng khi nấu canh, hầm và cà ri.
Dầu dừa (6)
Dầu dừa (6)

Dầu cọ

  • Được chiết xuất từ trái cọ với chất béo no. Dầu cọ chứa vitamin E, carotenes và lycopene.

Dầu hạnh nhân

  • Là một nguồn vitamin E tốt và các axit béo omega-3 lành mạnh. Loại dầu này rất tốt cho tất cả các loại bánh nướng như bánh, bánh quy, bánh quế và bánh nướng xốp.

Dầu quả óc chó

  • Chứa nhiều axit béo omega-3, là một trong những nguồn chống oxy hoá tốt nhất và cũng làm giảm cholesterol.
  • Nó cũng rất giàu vitamin K và E và lý tưởng cho nướng, xào và hoàn hảo cho salad trộn.

Dầu hạt mè

  • Có hương vị nhẹ nhàng, rất lý tưởng cho các loại khoai tây chiên.
  • Dầu này làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim và cũng tốt nhất là dùng để xào và nướng bánh.

Dầu hạt lanh

  • Có hàm lượng axit béo omega-3 cần thiết và nó được biết là giảm các bệnh viêm khớp.
  • Dầu hạt lanh có thể được sử dụng trong tất cả các loại nấu ăn như thịt nướng, bánh nướng, bánh muffins…

Dầu thực vật

  • Thường được sử dụng trong tất cả các loại nấu ăn và nó là sự pha trộn của nhiều loại dầu tinh chế khác nhau. Nó rất tốt cho việc chiên rán và nướng xông khói.

Dầu mù tạc

  • Chứa các đặc tính kháng khuẩn và axit béo omega-3 và vitamin E.
  • Dầu mù tạt được sử dụng chủ yếu để chiên rán. Khi kết hợp nó trong nấu ăn sẽ giúp bạn chống lại bệnh tim.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng dầu ăn đúng cách

Nên sử dụng hai loại dầu ăn trong bếp

  • Sử dụng dầu ăn đúng cách luôn luôn chuẩn bị sẵn ít nhất là 2 loại dầu ăn trong bếp. Những thành phần trong từng loại dầu ăn sẽ thích hợp với kiểu nấu khác nhau.
  • Đối với loại thức ăn xào, trộn dầu dấm (như salad), ăn sống, nấu canh, ướp thịt cá… nên dùng loại dầu ăn từ hạt hướng dương, đậu nành, hạt cải, oliu…để hấp thu các vitamin A, D, E, K có trong thực phẩm một cách tốt nhất. Ngoài việc giúp thức ăn ngon hơn, loại dầu này còn giúp bổ ung thêm các acid béo cần thiết.
  • Còn đối với các món ăn chiên rán, loại dầu hỗn hợp sẽ thích hợp nhất vì chúng chịu được nhiệt độ cao.

Không chiên thức ăn ngập dầu

  • Một số người cho rằng, để các món chiên rán ngon hơn, nên chiên thức ăn ngập trong dầu vì sẽ giúp thức ăn giòn hơn, tạo khẩu vị và hứng thú. Tuy nhiên, cách sử dụng dầu ăn này không hề tốt cho sức khỏe chút nào vì sẽ làm tăng lượng chất béo bão hòa, một trong những tác nhân giảm an toàn thực phẩm.
  • Không những thế, việc ngấm dầu ăn quá mức gây tăng cân, tăng cholesterol gây tác hại đến cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch.
Dùng quá nhiều dầu ăn gây bệnh nguy hiểm (7)
Dùng quá nhiều dầu ăn gây bệnh nguy hiểm (7)

Không nên dùng dầu ở nhiệt độ cao

  • Dùng dầu ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy các thành phần có lợi trong thực phẩm cũng như trong dầu ăn.
  • Không những thế, nhiệt độ quá cao làm sản sinh ra các chất có hại cho sức khỏe (peroxide).

Không sử dụng dầu chiên lại nhiều lần

  • Dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần đây chắc hẳn là thói quen của rất nhiều bà nội trợ. Sau khi chế biến các món chiên, rán thường sẽ thừa lại khá nhiều dầu ăn. Với tâm lý tiếc của không ít người giữ lại phần dầu ăn này để sử dụng cho những lần nấu nướng sau. Có thể cách này giúp bạn tiết kiệm được một chút tiền đấy nhưng nó lại là mầm mống tàn phá sức khỏe của cả gia đình.
  • Dầu ăn bị đun nóng nhiều lần sẽ làm các chất béo trung tính trong đó bị phân hủy, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và cuối cùng giải phóng acrolein chất ung thư.
Dầu chiên đi chiên lại - nguyên nhân chính gây bệnh ung thư (8)
Dầu chiên đi chiên lại – nguyên nhân chính gây bệnh ung thư (8)

Dầu ăn bị đông không hại cho sức khỏe

  • Một số nơi do nhiệt độ xuống thấp, dầu ăn bị đông lại. Tuy nhiên đây là một hiện thượng bình thường và không làm biến đổi hóa học các chất có trong dầu. Do đó, các chất dinh dưỡng trong dầu ăn bị đông vẫn được giữ lại và không có ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe con người.

Cách phân biệt dầu ăn thật giả

Cách phân biệt dầu ăn thật giả (9)
Cách phân biệt dầu ăn thật giả (9)

Dựa trên màu sắc dầu ăn

  • Dầu ăn thật thì có màu vàng tươi, sáng. Trường hợp ngoại lệ như dầu hạt cải thì sẽ màu vàng hơi ngả sang xanh lục, dầu đậu phộng sẽ có màu vàng hơi ngả sang cam.
  • Còn lại, nếu dầu ăn có màu sắc bất thường như sậm màu, xỉn màu chuyển sang nâu hoặc đen thì xác suất dầu ăn giả là rất cao.

Dựa trên độ tinh khiết

  • Công nghệ lọc hiện nay rất tiên tiến nên dầu ăn thật luôn đảm bảo được độ tinh khiết, không lắng đọng cặn, không bị đông đặc.
  • Khi dầu ăn có xuất hiện cặn, bị đông đặc với mức độ tăng dần về dưới đáy chai tức là chúng đang chứa lẫn nhiều tạp chất, tức là dầu ăn giả.

Dựa trên độ trơn tru của dầu ăn

  • Khi lắc chai dầu ăn thật bạn sẽ cảm nhận được độ trơn tru, trôi chảy dễ dàng của dầu.
  • Ngược lại, khi lắc chai dầu ăn giả thì cảm giác chất lỏng bên trong di chuyển khó khăn hơn, thậm chí hơi sền sệt.

Dựa vào hương vị của dầu ăn

  • Dầu ăn thật có vị béo ngậy, mùi thơm mạnh mẽ. Đối với dầu hạt cải, dầu đậu phộng,… thì mùi hương sẽ đậm hơn, đặc trưng hơn.
  • Dầu ăn giả thì không có được vị béo ngậy và mùi thơm mạnh mẽ như dầu ăn thật. Thay vào đó, dầu ăn giả sau khi nêm nếm thử sẽ để lại dư vị hơi đắng, hơi chua ở đầu lưỡi, thậm chí còn có mùi khét, khê hay ôi thiu.

Cách chọn loại dầu ăn phù hợp

Cách chọn loại dầu ăn phù hợp (10)
Cách chọn loại dầu ăn phù hợp (10)

Phương pháp chế biến món ăn

  • Nếu chỉ nấu canh, xào, trộn salad hay ướp thịt cá thì có thể dùng dầu oliu. Nhiệt độ sôi của dầu oliu là khoảng 180 độ C. Một số loại dầu nhiệt độ sôi thấp nữa là dầu mè, dầu bắp và dầu hướng dương.
  • Nếu chiên, rán hay nướng thì phải chọn loại dầu ăn có nhiệt độ sôi cao như dầu hạt cải, dầu cọ, dầu cám gạo, dầu dừa,… Những loại dầu này có nhiệt độ sôi lên đến khoảng 250 độ C.

Đối tượng sử dụng dầu ăn

  • Mỗi đối tượng sẽ có một nhu cầu chất béo khác nhau.
  • Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ thì bạn nên chọn các loại có tỷ lệ chất béo không bão hòa cao, giàu omega-3 như dầu đậu nành, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương,…
  • Người lớn tuổi có nhu cầu chất béo giảm dần. Vậy nên bạn chỉ cần chọn loại dầu giàu omega-3, 6 và 9 như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu cám gạo,… để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Đối với người trưởng thành bình thường chúng ta thì có thể sử dụng nhiều loại dầu khác nhau nhưng không quá lạm dụng, không sử dụng xuyên suốt một loại trong thời gian dài.

Cách bảo quản dầu ăn

  • Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
  • Đậy kín nắp chai sau mỗi lần sử dụng
  • Khi đã mở nắp niêm phong dầu ăn thì tốt nhất nên sử dụng trong vòng 1 tháng

Nguồn tham khảo

Dầu ăn cập nhật ngày 19/05/2020:

https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_%C4%83n

Dầu ăn cập nhật ngày 19/05/2020:

https://kenh14.vn/gia-dinh-nao-cung-phai-su-dung-dau-an-de-nau-nuong-vay-chon-dau-an-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-20191217205228301.chn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here