Acetylcystein có phải là kháng sinh?

0
14
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 1 Average: 5]

Acetylcystein là loại thuốc làm tiêu chất nhầy trong bệnh tiết chất nhầy bất thường, bệnh nhầy nhớt… Vậy Acetylcystein có phải là thuốc kháng sinh không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Công dụng/Chỉ định của thuốc Acetylcystein

  • Acetylcystein là loại thuốc được dùng để làm tiêu chất nhầy trong bệnh tiết chất nhầy bất thường, bệnh nhầy nhớt hay trong những bệnh lý có đờm nhầy đặc quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Acetylcystein được sử dụng như một chất giải độc trong điều trị ngộ độc paracetamol.

Chống chỉ định thuốc Acetylcystein

  • Quá mẫn với acetylcystein hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân hen hay có tiền sử co thắt phế quản.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.

Liều dùng thuốc Acetylcystein

Thuốc Acetylcystein được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, liều dùng của mỗi dạng là khác nhau, cụ thể như sau:

  • Dạng uống: viên nén Acetylcystein 200mg hoặc dạng gói bột Acetylcystein 100mg và Acetylcystein 200mg: đối với người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên uống 3 lần/ngày, mỗi lần 200mg. Trẻ em dưới 6 tuổi uống 2 lần/ngày, mỗi lần 100mg.
  • Thuốc nhỏ mắt 5%: dùng với người bệnh bị khô mắt có tiết chất nhầy bất thường, nhỏ 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 giọt.
  • Dạng khí dung: để nhỏ trực tiếp vào khí quản. Mỗi lần nhỏ 1 – 2 ml dung dịch 10% (100 mg/ml) hoặc 20% (200 mg/ml), 3 – 4 lần/ngày.
  • Thuốc tiêm: dung dịch 200 mg/ml, tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ <30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp và để xa tầm tay trẻ em.

Nếu gặp những triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc thì nên ngừng sử dụng và báo cho bác sĩ biết.

Cách dùng thuốc Acetylcystein hiệu quả

  • Thuốc được nhà sản xuất bào chế dưới dạng viên nang uống với nhiều nước.
  • Thuốc cho hiệu quả tốt nhất khi có sự chỉ dẫn từ phía bác sĩ và chỉ nên được sử dụng trong các trường hợp cần thiết.

Quá liều và xử trí Acetylcystein

Triệu chứng quá liều:

  • Quá liều acetylcystein có triệu chứng tương tự như triệu chứng của phản vệ, nhưng nặng hơn nhiều, đặc biệt là giảm huyết áp. Các triệu chứng khác bao gồm suy hô hấp, tan máu, đông máu rải rác nội mạch và suy thận.
  • Tử vong đã xảy ra ở người bệnh bị quá liều acetylcystein trong khi đang điều trị nhiễm độc paracetamol. Quá liều acetylcystein xảy ra khi tiêm truyền quá nhanh và với liều quá cao.

Điều trị:

Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống. Rửa dạ dày hoặc gây nôn. Sau đó dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy để hạn chế hấp thu thuốc.

Những thận trọng khi sử dụng thuốc Acetylcystein

  • Các bác sĩ khuyến cáo, phải giám sát chặt chẽ người bệnh có nguy cơ phát hen nếu dùng acetylcystein cho người có tiền sử dị ứng; nếu có co thắt phế quản, phải dùng thuốc phun mù giãn phế quản như salbutamol (thuốc beta – 2 adrenergic chọn lọc, tác dụng ngắn) hoặc ipratropium (thuốc kháng muscarin ) và phải ngừng acetylcystein ngay.
  • Khi sử dụng thuốc acetylcystein, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh giảm khả năng ho.
  • Đối với những phụ nữ có thai:  Điều trị quá liều paracetamol bằng acetylcystein ở người mang thai có hiệu quả và an toàn, và có khả năng ngăn chặn được độc tính cho gan ở thai nhi cũng như ở người mẹ.
  • Thuốc dùng an toàn cho người cho con bú.
  • Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc do thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nhức đầu, buồn ngủ, ù tai (ít gặp)

Tác dụng phụ Acetylcystein

Thường gặp:

Buồn nôn, nôn.

Ít gặp:

Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai. Viêm miệng, chảy nước mũi nhiều. Phát ban, mày đay.

Hiếm gặp:

Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân. Sốt, rét run.

Cách xử trí:

  • Dùng dung dịch acetylcystein pha loãng có thể giảm khả năng gây nôn nhiều do thuốc.
  • Phải điều trị ngay phản ứng phản vệ bằng tiêm dưới da adrenalin (0,3 – 0,5 ml dung dịch 1/1000 ) thở oxy 100%, đặt nội khí quản nếu cần, truyền dịch tĩnh mạch để tăng thể tích huyết tương, hít thuốc chủ vận beta – adrenergic nếu co thắt phế quản, tiêm tĩnh mạch 500 mg hydrocortison hoặc 125 mg methylprednisolon.
  • Có thể ức chế phản ứng quá mẫn với acetylcystein bao gồm phát hồng ban toàn thân, ngứa, buồn nôn, nôn, chóng mặt bằng cách dùng kháng histamin trước.
  • Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc

  • Acetylcystein có sự tương tác đối với một số loại thuốc như Nitroglycerin, Tetracycline và những loại thuốc trị ho nói chung. Bệnh nhân không dùng đồng thời chúng với nhau để tránh biến đổi về tính chất, hiệu quả thuốc và gây ra các biến chứng khác.
  • Ngoài ra, đồ ăn thức uống có thể ảnh hưởng đến quá trình dùng thuốc. Hãy hỏi người kê đơn thuốc về việc kiêng cữ thực phẩm và chế độ dinh dưỡng phù hợp trong quá trình bạn điều trị bằng Acetylcystein.

Thuốc Acetylcystein có phải là kháng sinh không?

Thuốc kháng sinh là thuốc có thành phần từ các vi sinh vật hoặc nấm, tác động lên vi khuẩn khiến vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc kìm hãm hoạt động và độc tính của vi khuẩn, giúp điều trị các bệnh lý do vi khuẩn gây nên.

Thuốc tiêu đờm Acetylcystein có phải kháng sinh? Acetylcystein có cơ chế không hề tác động với vi khuẩn, vì vậy Acetylcystein không phải là kháng sinh. Acetylcystein là nhóm các thuốc long đờm, có tác dụng trên hệ hô hấp, tiêu diệt chất nhầy trong hầu họng người bệnh.

Các bác sĩ thường sử dụng thuốc ho Acetylcystein dùng cho trẻ em và người lớn. Thuốc này có 2 dạng:

  • Acetylcystein dành riêng cho trẻ nhỏ: Thuốc ho Acetylcystein dùng cho trẻ em trong trường hợp bị viêm phế quản, bị viêm họng, viêm xoang,..
  • Acetylcystein dành cho cả trẻ và người lớn: Trong trường hợp bị một số bệnh lý về hô hấp.

Nguồn tham khảo

Thuốc Acetylcystein cập nhật ngày 24/02/2021: https://www.drugs.com/mtm/acetylcysteine.html

Thuốc Acetylcystein cập nhật ngày 24/02/2021: https://vi.wikipedia.org/wiki/Acetylcysteine

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here