Chanh dây và 10 lợi ích tuyệt vời của chanh leo với sức khỏe

0
44
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 1 Average: 5]

Chanh dây hay chanh lao là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng chúng có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa… Rất có lợi cho sức khỏe. Tuy là mang nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng việc sử dụng chanh dây không đúng cách có thể ra những tác hại không tốt cho sức khỏe.

Vậy sử dụng chanh leo nhưng thế nào? Liều lượng bao nhiêu? Hãy cùng Hoanghaigroup tham khảo bài viết này nhé.

Cây chanh dây là gì?

Chanh dây hay chanh leo; tên tiếng anh/Tên khoa học: Passion fruit/Passiflora incarnata. Tên thường gọi: mắc mát, lạc tiên hoa tím… Họ thực vật: Rutaceae (Họ cam chanh).

Ở nước ta cây được trồng rất phổ biến. Chanh đây thường thu hoạch quả để làm nước uống, một số món ăn hay mứt,… rất tốt cho sức khỏe.

Mô tả chanh leo

Chanh dây là một loài thực vật bán thân gỗ, sống lâu năm. Vỏ có màu xanh lá, có lông tơ, trơn chiều dài có thể dài tới 15m. Lá có hình chân vịt với thùy mọc so le, viền lá có răng cưa nhỏ, tròn đầu.

Hoa đơn, mọc từ nách lá, hoa đẹp và thơm, có đường kính 7.5-10 cm với cuống dài 2-5cm. Hoa có năm cánh màu trắng ánh tím tía. Quả nhiều và mọng, kích thước có thể bằng quả trứng gà (hoặc to hơn), hình cầu hay bầu dục; quả có màu xanh lục khi chín màu vàng hoặc tím đậm.

Thành phần dinh dưỡng của chanh leo

Chanh dây chứa hàm lượng dưỡng chất cao, đặc biệt giàu chất xơ, vitamin C và vitamin A. Một quả chanh dây chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Calo: 17.
  • Chất xơ: 2 gram.
  • Vitamin C: 9% giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày (RDI).
  • Vitamin A: 8% RDI.
  • Sắt: 2% RDI.
  • Kali: 2% RDI.

Chúng cũng giàu các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm: carotenoids và polyphenol. Ngoài ra, chúng cung cấp một lượng nhỏ chất sắt. Việc chất sắt có trong chanh leo giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn khi đi kèm với rất nhiều vitamin C.

Tác dụng của quả chanh leo

1. Tăng cường miễn dịch

Hàm lượng Vitamin C có trong loại quả này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch (100 gram trái cây chứa 30 miligam vitamin C), chất chống oxy hóa và một số hợp chất. Vitamin C còn giúp cơ thể làm giảm các gốc tự do.

2. Phòng ngừa ung thư

Hợp chất Polyphenol, chất chống oxy hóa và carotenoids có trong loại quả này sẽ giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt đối với ung thư phổi và ung thư miệng.

3. Ổn định đường huyết

Đây là loại quá có chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) thấp và hàm lượng chất xơ. Nên chúng rất thích hợp hỗ trợ quá trình điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Hà lượng pectin cao trong chanh dây cũng giúp bạn cảm thấy no mà không làm tăng lượng calo.

Một số nghiên cứu cho thấy loại quả này còn giúp làm giảm cholesterol xấu và cải thiện chức năng của insulin.

4. Bảo vệ tim mạch

Kali một loại khoáng chất giúp điều hòa huyết áp, làm thư giãn các mạch máu và tăng cường lưu lượng máu cũng được tìm thấy khá nhiều trong chanh. Qua đó làm giảm căng thẳng cho tim và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Chất flavonoid và axit phenolic có sẵn trong chanh dây góp phần kiểm soát và tăng cường lượng cholesterol tốt; giảm cholesterol xấu nguyên nhân gây tắc nghẽn các động mạch làm suy yếu hoạt động của tim.

5. Hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong chanh dây rất tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Nên chúng thường được dùng để chữa trị các vấn đề tiêu hóa và các bệnh liên quan đến dạ dày

Chanh dây được xem như một bài thuốc nhuận tràng nhẹ, giữ cho đường tiêu hóa luôn sạch sẽ; một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp làm sạch ruột kết và cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

6. Tác dụng giữ ẩm và làm sạch da

Do có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa nên chúng cũng hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da và chống viêm da hết sức hiệu quả.

Bên cạnh đó công dụng giữ ẩm và làm sạch da của chanh dây cũng đáng được nhắc đến.

7. Giúp xương chắc khỏe

Các khoáng chất như: magie, canxi, sắt và phốt pho được tìm thấy trong loại quả này khi kết hợp cùng với các nguồn khoáng chất dồi dào khác trong rau xanh và sữa có thể giúp duy trì mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương.

8. Hỗ trợ giảm cân

Do hàm lượng calo trong chanh leo thấp (100 gram) có 97 calo, ít chất béo và natri nên đây có thể coi là một loại thực phẩm giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng có hàm lượng chất xơ cao, thúc đẩy cảm giác no của dạ dày, do đó làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn.

9. Chữa mất ngủ

Người mất ngủ uống 1 ly nước chanh leo sẽ làm dịu tâm trạng rất hiệu quả. Những người liên quan đến mất ngủ, các rối loạn giấc ngủ khác có thể bổ sung vào chế độ ăn uống thường ngày của họ.

10. Ngừa bệnh hô hấp

Nhiều nghiên cứu cũng đang tận dụng lợi ích của chanh dây như một phương thuốc trị liệu tự nhiên thay thế khi các bệnh nhân không đáp ứng với các đơn thuốc điều trị suyễn thông thường.

Tác hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Tuy là loại quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu quá lạm dụng và sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những nguy hại cho sức khỏe.

Ảnh hưởng khi sử dụng chanh leo quá nhiều

Viêc sử dụng quá nhiều sẽ mang đến những tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, nôn nửa. Đôi khi, nó còn khiến bạn cảm thấy chóng mặt và loạn nhịp tim.

Tiêu thụ hạt của chanh leo

Các dưỡng chất của chanh dây thường tập trung nhiều ở lớp màng nhầy bám quanh hạt. Chính vì thế, nhiều người cho rằng ăn luôn cả hạt để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất này.

Tuy nhiên, hạt của chanh leo không hề chứa một loại dưỡng chất nào, hơn nữa chúng rất khó tiêu hóa và là gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bạn. Nếu  vô tình trong quá trinh tiêu hóa và hấp thụ hạt rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.

Gây bệnh sỏi thận

Đối với những người bị viêm loét dạ dày, nếu sử dụng nhiều và thường xuyên chanh leo, các a-xít hữu cơ chứa trong đó sẽ có nguy cơ làm xuất hiện sỏi thận.

Nguy cơ bị chảy máu và gây buồn ngủ

Khi dùng chanh không đúng cách, một số thành phần có trong chanh leo có thể gây phản ứng với các loại thuốc an thần và một số loại thảo dược, tạo cảm giác luôn thèm ngủ.

Riêng với thuốc chống đông, chanh leo có thể khiến chảy máu nhiều hơn. Khi bạn có những triệu chứng kể trên thì cần tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị nhanh chóng, kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng chanh leo

  • Không sử dụng quá nhiều và thường xuyên có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, nổi mề đay…
  • Việc tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài, thường xuyên, sẽ dẫn đến viêm ruột thừa, viêm túi thừa ruột già, ảnh hưởng đến hoạt động của gan, thận”.
  • Một số thành phần có trong chanh leo có thể tương tác với các loại thuốc an thần và thuốc kháng histami, tăng cảm giác buồn ngủ.
  • Phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ đang cho con bú nên hạn chế sử dụng loại quả này.

Cách ăn chanh dây

Chanh dây có thể được sử dụng bằng các cách sau:

  • Dùng làm nước chanh dây: bạn có thể dụng chanh dây làm một loại nước giải khát giống như chanh hay cam.
  • Dùng làm mứt chanh dây: một cách biến tấu khá thú vị là dùng làm mứt và ăn kèm với các loại bánh mì sandwich, hãy thử một lần nhé.
  • Dùng làm rượu trái cây chanh dây: một ý kiến không tồi phải không nào.
  • Thêm chanh dây vào sữa chua: Hãy thủ tạo ra một hương vị mới bằng cách thêm một ít chanh dây tươi vào ly sữa chua của, nó sẽ như thế nào?

Câu hỏi thường gặp về chanh dây

Chanh dây có tác dụng gì?

Chanh dây mang đến những tác dụng gì?

  1. Lợi ích của chanh dây ổn định đường huyết
  2. Lợi ích của chanh dây phòng ngừa ung thư
  3. Lợi ích của chanh dây bảo vệ tim mạch
  4. Lợi ích của chanh dây tăng cường hệ miễn dịch
  5. Lợi ích của chanh dây cải thiện hệ tiêu hóa
  6. Lợi ích của chanh dây giúp làm đẹp da
  7. Lợi ích của chanh dây làm giảm stress
  8. Lợi ích của chanh dây giúp xương chắc khỏe
  9. Lợi ích của chanh dây điều hòa lưu thông máu
  10. Lợi ích của chanh dây giúp ngủ ngon
  11. Lợi ích của chanh dây ngừa bệnh hô hấp
  12. Lợi ích của chanh dây hỗ trợ giảm cân

Những ai không nên uống chanh dây?

Những người cần lưu ý khi uống nước chanh dây:

  • Người đang đói bụng
  • Bệnh nhân dạ dày cần uống thận trọng
  • Người có cơ địa dị ứng không nên dùng

Trẻ em có uống được chanh dây không?

Trẻ em vẫn có thể uống nước chanh dây để bổ sung lượng vitamin C cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần xem cách sử dụng chanh dây đúng cách và đúng liều lượng cho trẻ để tránh các tác hại không cần thiết.

Nguồn: HoangHaiGroup


Nguồn tham khảo

Nguồn wikipedia.org bài viết Passiflora incarnata – Wikipedia:  https://en.wikipedia.org/wiki/Passiflora_incarnata , cập nhật ngày 27/03/2017.

Nguồn webmd.com bài viết Passionflower: Uses, Side Effects, Interactions, Dosage, and Warning:  https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-871/passionflower , cập nhật ngày 27/03/2017.

Nguồn ncbi.nlm.nih.gov bài viết Effect of a medicinal plant (Passiflora incarnata L) on sleep: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5699852/ , cập nhật ngày 27/03/2017.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here