Đẳng Sâm: Tác dụng & các bài thuốc về chữa bệnh từ đẳng sâm

0
55
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 0 Average: 0]

Đẳng Sâm là một cây thuốc quý có công dụng gần giống với nhân sâm nhưng có giá thị trường thấp hơn rất nhiều. Nhiều người ví von loại thảo dược này chính là nhân sâm dành cho người nghèo. Vậy loại thảo dược này có công dụng như thế nào? điều trị bệnh gì? Hãy cùng với Hoanghaigroup tìm hiểu qua bài viết này.

Đẳng sâm là cây gì?

Đẳng sâm hay Đảng sâm có Tên khoa học: Codonopsis pilosula (Franch) Nannf. Họ khoa học: Họ Hoa Chuông (Campanulaceae); là một loại sâm lớn gồm nhiều loài nhỏ khác nhau.

Dang Sam Tac dung cac bai thuoc ve chua benh tu dang sam (2)
Đẳng sâm là gì? có phải là nhân sâm không?

Trên thế giới người ta ước tính có 44 loài, nằm rải rác từ Hymalaya đến Nhật Bản. Trong đó châu Á chiếm khoảng 11 loài: Trung Quốc 6 – 7 loài, Đông Dương 3 loài (Việt Nam có 2 loài).

Một số loại sâm đã được giám định

  • Đẳng sâm leo: hay còn gọi là rầy cấy, mần cấy, là cây thảo sống lâu năm, mọc bò trên mặt đất hoặc leo lên các thân cây khác. Khả năng sinh sống khá tốt, thường mọc tự nhiên ở các vùng núi ẩm thấp nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng, khu Tây Bắc.
  • Thổ Đẳng sâm: tên gọi khác là cang hô chủ yếu mọc ở các vùng núi hoang, khi hậu ẩm, nhiều mùn, đặc biệt phân bố nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu.
  • Xuyên Đẳng sâm: có chút khác so với các loại còn lại; phân bố chủ yếu tại Tứ Xuyên (Trung Quốc).
  • Đẳng sâm hoa xanh: trên thân nhiều lông gai hơi cứng ngắn, mọc chủ yếu ở khu tự trị A-pa Tứ Xuyên Trung Quốc.
  • Đẳng sâm hoa ống: là cây thảo thân bò, thân và lá đều có lông khá dài, hẹp; phân bố chủ yếu ở Tây Sương Tứ Xuyên.
  • Đẳng sâm mõm chó: thuộc cây thảo sống lâu năm, thường sinh sống ở khu tự trị A-pa của dân tộc Tạng và Tây Sương Tứ Xuyên.

Đặc điểm cây Đẳng sâm

Chúng là một loại cỏ sống lâu năm. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể đạt. Đầu rễ phát triển to, phía dưới có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt.

Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối, so le hoặc có khi gần như mọc vòng.

Dang Sam Tac dung cac bai thuoc ve chua benh tu dang sam (1)
Đặc điểm của cây Đẳng sâm

Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, màu vàng nhạt chia 5 thuỳ, 5 nhị, bầu có 5 ngăn. Quả nang, phía trên có 1 núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Mùa hoa nở: tháng 7-8. Mùa quả tháng 9-10.

Phân bố, thu hái, sơ chế

Chúng phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở nước ta loại thảo dược này thường mọc trên các vùng núi cao ở các tỉnh như: Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình…

Đảng sâm ưa những nơi đất cát có nhiều mùn. Vốn là loại cây mọc hoang ở những nơi có bóng râm, hoặc ở thung lũng rậm rạp, cho nên cần trồng ở những nơi có bóng che râm mát.

Sau khi hái về, rửa sạch đất, phân biệt to nhỏ, để riêng, xâu dây vào và phơi đến nửa chừng thì dùng tay hay miếng gỗ lăn cho mềm và làm cho vỏ và thịt dính chặt nhau, làm như vậy 3-4 lần, cuối cùng phơi hay sấy cho thật khô.

Thành phần hóa học của Đẳng Sâm

Trong rễ có: Sucrose, Glucose,Inulin, Alcaloid, Scutellarein Glucoside.

  • Furctose, Inulin (Thái Định Quốc, Trung Thaoe Dược 1982, 13 (10): 442).
  • CP1, CP2, CP3, CP4 (Trương Tư Cự, Trung Thảo Dược 1987, 18 (3): 98).
  • Glucose, Galactose, Arabinose, Mannose, Xylose, Rhamnose, Syringin, N-Hexyl b-D-Glucopyranoside, Ethyl a-D-Fructofuranóide (Wan Zhengtao và cộng sự, Sinh Dược Hcj Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 42 (4): 339).
  • Tangshenoside I(Hàn Quế Nhự, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (2): 105).
  • Choline(Quách Ác Kiện, Bắc Kinh Trung Y Học Viện Học Báo 1988, 11 (4): 43)

Vị thuốc Đẳng sâm

Tính vị, quy kinh

Tính vị: Vị ngọt, tính bình; Quy kinh: Vào kinh tỳ, phế.

Tác dụng dược lý của Đăng sâm

  • Thanh Phế.
  • Bổ trung, ích khí, hòa Tỳ Vị, trừ phiền khát.
  • Bổ trung, ích khi, sinh tân.
  • Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát.
Dang Sam Tac dung cac bai thuoc ve chua benh tu dang sam (3)
Tác dụng dược lý từ Đẳng sâm

Bài thuốc chữa bệnh từ Đẳng sâm

Bài thuốc trị mệt tim, ê ẩm và người gia suy yếu lâu ngày

  • Chuẩn bị: Ngưu tất, đương quy, mạch môn và long nhãn mỗi thứ 12g và đẳng sâm 40g.
  • Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang. Lưu ý: Có thể gia thêm nhân sâm từ 4 – 8g nếu bệnh tình nghiêm trọng.

Bài thuốc trị đại tiện lỏng, mệt mỏi và ăn uống không ngon

  • Chuẩn bị: Bạch truật sao 12g, Đảng sâm 20 – 40g, ba kích 12g và đương quy 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống hoặc tán thành bột mịn, trộn mật là thành viên. Ngày dùng từ 12 – 20g.

Bài thuốc trị đau lưng, tiểu nhắt, mệt mỏi, đau gối do thận hư suy

  • Chuẩn bị: Cáp giới 6g, trần bì 0.8g, Đẳng sâm 16g, huyết giác 1.2g, tiểu hồi 6g và rượu 250ml.
  • Thực hiện: Ngâm các dược liệu với rượu và uống trước khi đi ngủ cho đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc trị tử cung xuất huyết

  • Chuẩn bị: Đẳng sâm 30 – 60g.
  • Thực hiện: Đem sắc, uống 2 lần/ ngày trong 5 ngày liên tục trong thời gian hành kinh.

Bài thuốc trị huyết áp cao ở bệnh nhân cơ tim

  • Chuẩn bị: Vỏ con trai (loại trai cho ngọc) 16g, đương quy 10g, táo 16g, phục linh 16g, hoàng liên 6g, Đẳng sâm 10g, sinh địa 10g, trắc bá tử 16g, mộc hương 6g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 800ml nước, sau đó chia thành 3 lần uống và dùng liên tục trong 2 – 2.5 tháng.

Bài thuốc trị huyết áp thấp

  • Chuẩn bị: Hoàng tinh 12g, cam thảo 6g, Đẳng sâm 16g, nhục quế 10g, đại táo 10 quả.
  • Thực hiện: Đem sắc uống ngày 1 tháng.
Dang Sam Tac dung cac bai thuoc ve chua benh tu dang sam (7)
Các bài thuốc từ cây Đẳng sâm

Bài thuốc trị miệng lở loét ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Hoàng bá 20g và Đẳng sâm 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột và thoa trực tiếp lên vùng lở loét.

Bài thuốc trị suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: Mạch môn 12g, Đảng sâm 12g và ngũ vị tử 8g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

Bài thuốc trị lao phổi và viêm phế quản mãn tính

  • Chuẩn bị: Tang diệp 12g, mạch môn 12g, hồ ma nhân 6g, tỳ bà diệp nướng mật 6g, Đẳng sâm 12g, thạch cao 12g, a giao 8g, hạnh nhân 6g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, tuy nhiên cần sắc thạch cao trước khi cho các dược liệu còn lại vào.

Công dụng của Đẳng sâm

Tăng cường sức khỏe

Chúng giúp cho tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt hơn. Thực tế các nghiên cứu cho thấy có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng thích nghi ở các môi trường khác nhau. Người ta lý giải rằng dịch chiết xuất thô từ loại sâm này làm tăng sự hưng phấn, giúp điều chỉnh trạng thái của bộ não.

Tác dụng với hệ tiêu hóa

Đẳng sâm có tác dụng làm trong việc chữa trị các bệnh về dạ dày như loét, viêm. Loại thảo dược này có tác dụng rõ rệt nhất đối với 4 mô hình bệnh: loét do kích thích, loét do axit acetic, viêm, loét do thắt môn vị.

Đẳng sâm có tác dụng với hệ tim mạch

Đối với những người cao huyết áp, sử dụng giúp ổn định lại tim mạch, giảm mức độ co bóp tim, tăng lượng máu lưu thông lên não, chân và nội tạng, từ đó giúp huyết áp dần ổn định nhiều hơn sau một thời gian dài sử dụng.

Dang Sam Tac dung cac bai thuoc ve chua benh tu dang sam (4)
Đẳng sâm có tác dụng với hệ tim mạch

Đối với người huyết áp thấp sau một thời gian sử dụng sẽ giúp lượng máu lưu thông đều hơn đến các bộ phận quan trọng như não, tim, tay chân và nội tạng và làm nâng áp của người sử dụng.

Tác dụng của đẳng sâm với máu

Đẳng sâm có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa máu và hệ thống tạo máu. Theo Trung Dược Học, nước sắc từ loại thảo dược này giúp tăng lượng hồng cầu, giảm bạch cầu. Đối với những người có bệnh máu khó đông thì nên kiên trì sử dụng sẽ hỗ trợ điều trị rất lớn đối với bệnh.

Đối với hệ hô hấp

Ngoài ra, củ của chúng còn có tác dụng tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể thích nghỉ với nhiều môi trường khác nhau, cơ thể ít bị ốm vặt hơn. Các bệnh về đường hô hấp như ho, lao, viêm phế quản,… Thường sử dụng các bài thuốc bắc trong đó loại thảo dược này làm nguyên liệu chính.

Bảo quản Đẳng sâm

Rửa sạch, ngâm nước một đêm, hoặc đồ đến khi bốc hơi. Khi mềm, bào mỏng khoảng 1 đến 2 ly, tẩm nước gừng tránh nê Tỳ và bớt hàn, (thường sao qua để dùng). Đẳng sâm đậy kín, tránh ẩm mốc, cần để nơi khô thoáng, tránh bị mối mọt.

Hình ảnh của cây Đẳng sâm

Dang Sam Tac dung cac bai thuoc ve chua benh tu dang sam (5)
Hình ảnh cây Đẳng sâm (1)
Dang Sam Tac dung cac bai thuoc ve chua benh tu dang sam (6)
Hình ảnh cây Đẳng sâm (2)

Chú ý: Thông tin bài viết trên đây về Đẳng sâm liên quan đến tác dụng của Đảng sâm và cách sử dụng với mục đích chia sẻ kiến thức, giới thiệu các thông tin về thảo dược để cán bộ y tế và bệnh nhân tham khảo. Tùy vào từng trường hợp và cơ địa sẽ có toa thuốc và cách điều trị riêng. Người bệnh không được tự ý sử dụng thảo dược, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.

Nguồn: HoangHaiGroup


Câu hỏi thường gặp về Đẳng sâm

Giá bán Đẳng sâm bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị chuyên cung cấp và bán. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng bán mức giá giống nhau.Có 2 loại được bán phổ biến trên thị trường, đó là: loại tươi và loại khô.

  • Sâm tươi: 200.000/kg
  • Sâm khô 390.000/kg

Những kiêng kỵ gì khi dùng Đẳng sâm?

  • Cót hực tà, cấm dùng
  • Khí trệ, phẫn nộ, hỏa vượng: không dùng
  • Phản Lê lô
  • Nếu dùng Sâm lượng quá lớn (mỗi liều quá 63g Đẳng sâm) gây cho bệnh nhân khó chịu vùng trước tim và nhịp tim không đều, ngưng thuốc thì hết.

Nguồn tham khảo

Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Codonopsis_pilosula , cập nhật ngày 01/06/2020.

Nguồn https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4287686/ , cập nhật ngày 01/06/2020.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here