Dâu tây và những cách sử dụng để đạt hiệu quả nhất

0
23
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 0 Average: 0]

Quả dâu tây không chỉ là một loại quả có vị rất ngon mà tác dụng của dâu tây còn giúp hỗ trợ đắc lực cho sức khỏe. Hãy cùng Canets tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công dụng của loại quả này nhé!

Dâu tây là gì?

Dâu tây hay còn gọi là dâu đất là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ hoa hồng cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay.

Thành phần dinh dưỡng của dâu tây

Dâu tây là trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, được coi là nữ hoàng của các loài trái cây. Dâu tây chứa nhiều loại đường, protein, axít hữu cơ, pectic và giàu vitamin, chất khoáng cũng như nguyên tố vi lượng.

Axít hữu cơ

Axít hữu cơ trong dâu tây giúp cơ thể phân giải lipit trong thực phẩm, có tác dụng kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa.

Vitamin

  • Dâu tây được coi là vitamin tươi. Trong 100g dâu tây tươi chứa 60mg vitamin C, hàm lượng vitamin C ở dâu tây cao gấp 7 đến 10 lần ở táo, nho.
  • Vitamin C còn có tác dụng thúc đẩy sự hợp thành collagen xương, làm mau lành vết thương, tăng cường khả năng trao đổi chất của tyrosine trong axít amin và tiyptophan, kéo dài tuổi thọ, tăng khả năng hấp thụ chất sắt, canxi và axít folic, cải thiện tình trạng tích tụ mỡ, đặc biệt là điều hòa lượng cholesterol, phòng bệnh tim mạch.
  • Ngoài ra, dâu tây còn chứa vitamin C và vitamin E có công dụng bảo vệ màng tế bào, chống oxy hóa, đào thải rác trong cơ thể.
Thành phần Vitamin C có trong dâu tây rất có lợi cho sức khỏe con người (2)
Thành phần Vitamin C có trong dâu tây rất có lợi cho sức khỏe con người (2)

Về các vitamin khác

Ngoài vitamin C, trong dâu tây còn chứa nhiều loại vitamin khác như vitamin A, B1, B2, B6, E, caroten…

Axít amin

Loại axít này có tác dụng phòng và chữa bệnh thiếu máu, mẩn ngứa da, phòng bệnh ung thư máu và các bệnh về huyết dịch do thiếu máu.

Chất khoáng

Trong dâu tây có chứa nhiều chất khoáng như canxi, sắt, phốtpho, kali, natri, đồng, magiê, thiếc, kẽm…

Các chất dinh dưỡng khác

Trong 100g dâu tây chứa 800mg protein, 100mg lipit, 5,2g cacbon hyđrat, 1,6g cellulose.

Tác dụng của dâu tây

Giúp tăng cường hệ miễn dịch

  • Dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, 100g dâu tây chứa khoảng 80mg vitamin C, đáp ứng khoảng ½ nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
  • Vitamin C là chất có khả năng tăng cường miễn dịch và còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Bảo vệ mắt

  • Đặc tính giàu vitamin C và chống oxy hóa trong dâu tây có thể giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh.
  • Mắt cần vitamin C để bảo vệ chúng không tiếp xúc với các gốc tự do từ những tia UV, tia bức xạ, phóng xạ… vốn có thể gây tổn hại cho các protein trong tủy tinh thể. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự khỏe mạnh cho giác mạc và võng mạc của mắt.

Phòng ngừa ung thư

  • Dâu tây rất giàu các chất chống oxy hóa lutein, zeathacins, polyphenol, vitamin C… Đây đều là các chất có khả năng chống oxy hóa cực mạnh, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do tấn công vào cơ thể, xây dựng một hệ miễn dịch vững chắc khỏe mạnh giúp cơ thể chống chọi lại với nhiều loại bệnh, đặc biệt là ung thư.
  • Gốc tự do tấn công vào cơ thể gây tổn thương tế bào là nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư. Ngoài ra chất axit ellagic có trong dâu tây cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư. Axit ellagic đã được chứng minh là có công dụng chống ung thư bằng cách ức chế sự phát triển các tế bào ung thư.
Đây là một loại quả rất tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua (3)
Đây là một loại quả rất tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua (3)

Chống lão hóa da

  • Vitamin C trong dâu tây có vai trò chủ yếu trong việc hỗ trợ cơ thể sản sinh ra collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi và co giãn của da. Lượng collagen sẽ mất dần khi chúng ta lớn tuổi, do vậy, tiêu thụ những thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp làn da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.
  • Axit ellagic trong dâu tây có khả năng ngăn ngừa tình trạng phá hủy collagen và phòng chống viêm nhiễm rất rõ ràng. Như vậy, bộ đôi vitamin C và axit ellagic trong dâu tây góp phần bảo vệ da, chống lão hóa gấp 2 lần.

Tiêu diệt cholesterol có hại

  • Trong quả dâu tây có chứa những chất hỗ trợ mạnh mẽ cho sức khỏe của tim mạch.
  • Axit ellagic và các flavonoid hay các chất hóa học từ thực vật trong dâu tây có khả năng chống oxy hóa rất có ích trong việc chống lại những ảnh hưởng của các cholesterol có hại LDL trong máu, vốn là nguyên nhân gây ra sự tích tụ các mảng bám trong động mạch.

Ổn định huyết áp

  • Kali là loại khoáng chất có ích cho tim. Trong một chén dâu tây lại chứa đến 134mg kali.
  • Kali trong dâu tây có thể giúp điều hòa huyết áp, hỗ trợ hạ thấp huyết áp cao bằng cách hoạt động như một vật đệm để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ natri.

Hỗ trợ sức khỏe tiền sinh sản

  • Thai phụ rất cần bổ sung folate – một vitamin nhóm B. Dâu tây lại là một nguồn cung cấp folate khá tốt với khoảng 21mcg cho mỗi khẩu phần (khoảng 1 chén).
  • Chất dinh dưỡng này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đầu thai kỳ, vì chúng giúp ích cho sự phát triển não bộ, sọ và cột sống của thai nhi. Axit folic (folate) trong dâu tây còn giúp ngăn ngừa một số khuyết tật của thai nhi như tật nứt đốt sống.

Tăng cường chất xơ cho cơ thể

  • Dâu tây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Nếu thiếu chất xơ có thể gây ra tình trạng táo bón và bệnh viêm túi thừa.
  • Ngoài ra, chất xơ còn hỗ trợ việc phòng chống bệnh tiểu đường loại 2 vì chúng làm chậm việc hấp thu các loại đường như đường glucose… trong máu.
Dâu tây chính là một nguồn cung cấp folate khá tốt với khoảng 21mcg cho mỗi khẩu phần (4)
Dâu tây chính là một nguồn cung cấp folate khá tốt với khoảng 21mcg cho mỗi khẩu phần (4)

Chữa táo bón, tăng cường chức năng tiêu hóa

  • Dâu tây có công hiệu điều trị khá rõ rệt đối với bệnh táo bón, bệnh trĩ, cao huyết áp, cholesterol cao, ung thư đường ruột.
  • Thường xuyên ăn dâu tây sẽ có thể loại trừ được các triệu chứng đầy trướng bụng, kém ăn, suy dinh dưỡng…

Làm cho răng chắc khỏe

  • Vitamin C trong dâu tây có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng đối với răng, xương, phòng bệnh chảy máu chân răng, chống dị ứng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Khi thiếu vitamin C, người ta thường có triệu chứng sưng lợi, xuất huyết chân răng, răng lung lay. Khi chân răng đã bị vết thương thì rất khó lành, lại có thể dẫn đến bệnh hoại huyết, thiếu máu, yếu tim…

Cách sử dụng dâu tây như thế nào?

Dâu tây không những là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng mà còn rất sẵn. Để giữ cho dâu tây tươi ngon, không bị mất chất dinh dưỡng thì ăn tươi là tốt nhất. Tuy nhiên, để trở thành món ăn ngon thì ngoài ăn tươi ra, còn có nhiều cách ăn độc đáo khác.

Cách lựa chọn và bảo quản dâu tây

Thông thường, dâu tây ngon là những quả tươi, to, có mùi thơm đậm. Trước khi ăn cần phải rửa sạch, tiêu độc: ngâm dâu tây 5-10 phút trong dung dịch nước muối pha loảng, sau đó ngâm nước đun sôi để nguội 1 đến 2 phút rồi vớt ra để ráo là được.

Nước dâu tây ép

  • Ngắt bỏ cuống, rửa sạch, để ráo nước, trộn đều với đường kính vài giờ, nước dâu tây sẽ chảy ra, cho dâu tây vào dụng cụ ép hoa quả, ép lấy nước, chờ đến khi cặn lắng, nước trong là có thể uống được.
  • Nếu trộn lẫn nước dâu tây với nước uống có gas hoặc kem thì hương vị càng ngon, uống liên tục nước dâu tây vài ngày có thể trị viêm họng, khản tiếng. Xay nhuyễn dâu tây thành nước sinh tố uống cũng rất tốt, có thể điều trị các chứng bệnh như đái buốt, nước tiểu vàng…

Mứt dâu tây

  • Mứt dâu tây là loại chế phẩm sử dụng tiện lợi, giàu chất dinh dưỡng. Mứt dâu tây có thể dùng ăn sáng cùng bánh mì.
  • Làm mứt dâu tây rất dễ, cụ thể như sau: Sau khi ngắt bỏ cuống, rửa sạch, cho dâu tây vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho ra trộn đều với đường, để tủ lạnh, sau 1 ngày sẽ thành mứt dâu tây.
Mứt dâu tây (5)
Mứt dâu tây (5)

Kem dâu tây

  • Vào mùa hè, có thể lựa chọn cách ăn dâu tây lạnh. Trước hết đem dâu tây rửa sạch, để ráo, ép lấy nước rồi trộn đều với sữa bò, bột ngô chín, sau đó đổ vào khuôn đặt trong tủ đá sẽ thành kem.
  • Đối với người già, cách ăn này chỉ phù hợp trong mùa hè nóng nực, ngoài ra cần lưu ý không nên dùng khi răng và đường ruột không được tốt.

Món ăn chế biến từ dâu tây

Vói màu sắc, hương vị và giá trị dinh dưỡng của dâu tây, người ta có thể chế biến loại trái cây này thành các món ăn cao cấp, lịch sự. Sau đây là các cách làm món dâu tây mà nguyên liệu chủ yếu là dâu tây tươi.

Bánh nướng dâu tây

Nguyên liệu:

  • Dâu tây: 2 quả
  • Đường: 53g
  • Muối, bột vani một ít vừa đủ.
  • Đào mật chín: 1/2 quả
  • Nước quả ép: 150ml
  • Bột mì: 150g
  • Bơ (không muối): 75g
  • Bột nở: 1 thìa cà phê.
  • Kiwi: 1/2 quả
  • Bột rau câu: 1/2 thìa

Cách làm:

  • Trộn đều bột mì, đường, bơ, muối, bột nở, bột vani, ít nước lã vào nhào kỹ, nặn thành khối tròn, bọc giấy bóng kính, cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 giờ (qua đêm càng tốt), sau đó lấy ra, để rã đông tự nhiên.
  • Phết bơ lên mặt viên bột, rồi rắc một lớp bột mì lên, nặn theo hình dáng tùy thích, đem nướng ở nhiệt độ 170°c trong khoảng 20-25 phút, đến khi chín vàng thì lấy bánh ra.
  • Rửa sạch dâu tây, đào, kiwi, thái miếng mỏng, đặt lên trên bánh đã nướng chín.
  • Hòa bột rau câu vào nước hoa quả, đun chín, đổ lên trên chiếc bánh, để nguội là được.

Sôđa dâu tây

Nguyên liệu:

  • Dâu tây: 6 quả
  • Kem hương vani: 1 que
  • Nước sôđa: 100ml
  • Đá viên sạch đủ dùng.

Cách làm:

  • Dâu tây rửa sạch, để ráo nước, thái lát.
  • Cho các miếng dâu tây đã thái vào máy xay sinh tố cùng kem hương vani, xay nhuyễn đều khoảng 30 giây, cho tiếp nước sôđa vào trộn đều, cho ra ly là được.
Sôđa dâu tây (6)
Sôđa dâu tây (6)

Sinh tố dâu tây và chuối

Nguyên liệu: 1 chén dâu tây tươi; 180ml sữa, một ít sữa chua, 1 quả chuối 15g đường, đá viên.

Cách làm:

  • Bước 1: Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống, chuối bóc vỏ, cả hai đều cắt miếng nhỏ cho dễ xay.
  • Bước 2: Cho cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên vào trong máy xay, xay đến khi nhuyễn.
  • Bước 3: Rót sinh tố chuối dâu ra ly và thưởng thức vị ngon của loại thức uống bổ dưỡng này.

Sinh tố dâu tây, chuối và kiwi

Nguyên liệu: 6 quả dâu tây, 1 quả kiwi, 1 quả chuối, ¾ cốc nước cam và nước thơm ép, ½ cốc sữa chua vị vani, đá viên

Cách làm:

  • Bước 1: Dâu tây, kiwi, chuối bỏ cuống, bỏ vỏ, cắt nhỏ.
  • Bước 2: cho tất cả các nguyên liệu kể trên vào máy xay sinh tố rồi bắt đầu xay nhuyễn.
  • Bước 3: Rót sinh tố ra cốc, cắt thêm vài lát kiwi, dâu tây để trang trí theo ý thích của bạn.

Cách phân biệt dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt

Dựa vào đặc điểm hình dạng, kích thước dâu tây

  • Bởi vì được sử dụng công nghệ tắm hóa chất và tưới thuốc trừ sâu nên dâu tây Trung Quốc thường có kích thước rất to và đồng đều. Nếu bạn không cân nhắc khi lựa chọn dâu tây, bạn có thể chọn phải hàng Trung Quốc, thật sự chúng có hình thức rất bắt mắt.
  • Những quả dâu tây Trung Quốc thường có màu đỏ bắt mắt và nhìn thu hút. Còn dâu tây Đà Lạt có màu đỏ không đều, xen lẫn là màu cam và thường sậm màu ở thân, hơi trắng ở phần cuống.
Cách phân biệt dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt (7)
Cách phân biệt dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt (7)

Độ cứng, màu sắc và mùi vị dâu tây

  • Những quả dâu tây từ Trung Quốc thường sẽ mịn hơn, cứng và nhẵn nhụi hơn dâu tây Đà Lạt. Bất kể loại dâu tây nào đều không có màu đỏ đậm như dâu tây Trung Quốc. Dâu tây Trung Quốc có màu đỏ đậm ngay cả khi quan sát phần thịt bên trong, còn dâu tây Đà Lạt lại có phần thịt quả màu đỏ nhạt xen lẫn màu trắng.
  • Phần lá phủ trên mặt dâu tây Đà Lạt thường rất mỏng, ngắn và có màu xanh nhạt trong khi những trái dâu tây không có nguồn gốc rõ ràng lại có phần lá phủ rất bé và nhọn.
  • Bạn cũng có thể ăn thử để phân biệt được dâu tây của Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt. Nếu thấy có cảm giác bở, không có vị chua ngọt hay mùi thơm nhẹ thì đó là dâu đã ngậm hóa chất trước khi đưa ra thị trường. Bạn không nên lựa chọn loại dâu tây như thế.

Nguồn tham khảo

Dâu tây cập nhật ngày 30/05/2020:

https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2u_t%C3%A2y

Dâu tây cập nhật ngày 30/05/2020:

https://vnexpress.net/10-ly-do-ban-nen-an-dau-tay-2431044.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here