Thuốc Hapacol giảm đau, hạ sốt liều dùng như thế nào

0
272
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 0 Average: 0]

Thuốc Hapacol 650mg, 500mg giảm đau, hạ sốt hiệu quả như thế nào? Giá bao nhiêu, mua thuốc Hapacol ở đâu giá rẻ uy tín, chất lượng thuốc được sử dụng như thế nào? Tác dụng phụ ra sao cùng Võ lan phương tìm hiểu ngay nào.

Thông tin cơ bản thuốc Hapacol 650mg giảm đau, hạ sốt

  • Tên thuốc: Hapacol
  • Tên hoạt chất: paracetamol (acetaminophen)
  • Phân nhóm: thuốc giảm đau và hạ sốt
  • Hàm lượng: 80mg, 150mg, 250mg, 325mg, 500mg, 650mg.
  • Dạng: Bột sủi bọt, viên nén, viên nén sủi bọt
  • Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên. Hộp 4 vỉ x 4 viên. Hộp 24 gói x 1,5 g.
  • Giá thuốc Hapacol: Vui lòng để lại bình luận bên dưới

Hapacol là thuốc gì?

  • Hapacol là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt rất hiệu quả. Hapacol thường được sử dụng để trị những bệnh như là: đau đầu, đau họng, đau răng, đau nhức cơ xương, đau nhức do cảm cúm, đau do viêm khớp…
  • Thuốc Hapacol sẽ gây tác động lên trung tâm điều nhiệt ở dưới đồi làm hạ nhiệt, giãn mạch, làm tăng lượng máu lưu thông ở ngoại biên và làm giảm thân nhiệt của người bị sốt.
  • Đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định Hapacol cho những mục đích khác không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng. Lúc ấy, bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
thuoc hapacol giam dau ha sot (1)
thuốc hapacol giảm đau hạ sốt (1)

Thuốc Hapacol có công dụng gì?

Hapacol 150

  • Thuốc giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp sau: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật…

Hapacol 650/Hapacol sủi

  • Hapacol điều trị các triệu chứng đau trong: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.
  • Thuốc giúp hạ sốt ở người bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.

Hapacol Extra

  • Thuốc Hapacol làm giảm đau nhanh chóng và hiệu quả các cơn đau như đau đầu. Đau nửa đầu, đau họng, đau bụng kinh, đau sau nhổ răng hoặc các thủ thuật nha khoa.
  • Đau răng, đau nhức cơ, gân, đau do chấn thương, đau do viêm khớp, viêm xoang, đau nhức do cảm lạnh, cảm cúm. Thuốc cũng giúp hạ sốt nhanh.

Xem thêm: Tổng hợp các loại thuốc thông dụng

Liều dùng và cách dùng thuốc Hapacol như thế nào?

Liều dùng thuốc Hapacol cho người lớn như thế nào?

Hapacol 650

  • Liều thông thường cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1 viên/lần.
  • Liều tối đa trong 24 giờ không quá 4g. Khoảng cách giữa hai lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên/ngày.
  • Bạn không dùng thuốc quá 3 ngày để giảm sốt và quá 10 ngày để giảm đau. Tốt nhất, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Hapacol Extra

  • Liều thông thường cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi: uống 1–4 lần/ngày, mỗi lần uống 1 hoặc 2 viên. Không dùng quá 8 viên/ngày.
  • Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống là 4 giờ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hapacol sủi

  • Bạn hòa tan viên thuốc trong lượng nước tùy thích đến khi hết sủi bọt. Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 8 viên/ngày.
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên/lần.
  • Đối với đau nhiều: có thể uống 2 viên/lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Liều tối đa/24 giờ: đối với trẻ em, uống không quá 5 lần/ngày.

Liều dùng thuốc Hapacol cho trẻ em như thế nào?

Hapacol 80, 150, 250

  • Dùng thuốc tối đa 5 lần/ ngày, mỗi liều cách nhau 6 giờ đồng hồ.
  • Liều dùng tối đa không quá 60mg/kg trong vòng 24 giờ.

Hapacol 150 Flu

  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: dùng ½ gói/lần, ngày dùng 2 lần.
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 1 gói/ lần, ngày dùng 2 lần.
  • Trẻ từ 2 – 3 tuổi: 1 gói/lần, ngày dùng từ 3 – 4 lần. Mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ đồng hồ.

Hapacol 325

  • Trẻ từ – 12 tuổi: ½ viên/ lần, dùng không quá 5 lần/ ngày, mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ đồng hồ.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/lần

Hapacol 325 Flu

  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: dùng 1 gói/ lần, không dùng quá 5 lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 2 gói/ lần, không dùng quá 12 gói/ ngày.

Hapacol ACE

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/ lần, không dùng quá 8 viên/ ngày. Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ.

Hapacol Caps 500

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 – 2 viên/ lần, không dùng quá 3 lần/ ngày.

Hapacol capsules

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/lần, ngày dùng không quá 8 viên.

Hapacol codein

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên sủi/lần, không dùng quá 8 viên/ ngày.

Hapacol 650

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/lần, không dùng quá 6 viên/ngày

Hapacol Blue

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/lần, không dùng quá 8 viên/ngày

Hapacol syrup

  • Trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi: cân nặng từ 2,5 – 5,4 kg: dùng 0.4ml/lần
  • Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi: cân nặng từ 5,5 – 7,9kg: dùng 0,8ml/lần
  • Trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi: cân nặng từ 8 – 10,9kg: dùng 1,2ml/lần
  • Trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi: cân nặng từ 11 – 15,9kg: dùng 1,6ml/lần
  • Trẻ trên 16kg: Dùng 1,6ml/lần, dùng không quá 5 lần/ngày
thuoc hapacol giam dau ha sot (2)
thuốc hapacol giảm đau hạ sốt (2)

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

  • Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
  • Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
  • Biểu hiện của quá liều Hapacol gồm buồn nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
  • Biểu hiện của ngộ độc nặng Hapacol: ban đầu kích thích nhẹ, kích động và mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả người, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.
  • Cách xử trí: cần đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
  • Khi nhiễm độc Hapacol nặng, bạn cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Xem thêm:

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

  • Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt.
  • Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của Hapacol

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Hapacol 500mg

  • Bên cạnh tác dụng chữa trị các triệu chứng đau, sốt thì Hapacol cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
  • Mặc dù tất cả tác dụng phụ này không phải sẽ luôn xảy ra nhưng nếu phát hiện, bạn sẽ cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp của Hapacol đã được ghi nhận như:

  • Phân có máu hoặc đen như hắc ín
  • Nước tiểu có máu hoặc đục màu
  • Sốt có hoặc không có ớn lạnh (tình trạng này không xuất hiện trước khi sử dụng thuốc điều trị)
  • Đau ở lưng dưới hoặc đau một bên
  • Có các đốm đỏ xuất hiện trên da
  • Phát ban, mề đay hoặc mẩn ngứa
  • Đau họng (không xuất hiện trước khi điều trị và không được gây ra bởi tình trạng đang được điều trị)
  • Có vết lở, loét hoặc các đốm trắng trên môi hay bên trong miệng
  • Lượng nước tiểu giảm đột ngột
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím
  • Mệt mỏi bất thường
  • Mắt hay da có màu vàng

Nếu sử dụng quá liều Hapacol hoặc nghi ngờ ngộ độc Hapacol bạn có thể biểu hiện các triệu chứng dưới đây và tốt nhất hãy đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời:

  • Tiêu chảy
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Co thắt và đau dạ dày
  • Sưng, đau hoặc căng vùng bụng trên dạ dày

Tác dụng phụ được ghi nhận ở trẻ sơ sinh bú mẹ

  • Tình trạng phát ban nổi sần ở phần thân trên và mặt của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể là do paracetamol có trong sữa mẹ gây ra.
  • Hiện tượng này xảy ra sau 2 ngày người mẹ điều trị với Hapacol 1g khi đi ngủ.
  • Sau đó, triệu chứng giảm dần khi người mẹ ngừng thuốc nhưng tái phát sau 2 tuần khi tiếp tục sử dụng liều Hapacol 1g.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt Hapacol

Thận trọng

  • Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Hapacol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa aspartam.
  • Người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Hapacol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
  • Phải dùng thận trọng ở người bị thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.
  • Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Hapacol, vì vậy bạn nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
  • Thuốc không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương nên bạn có thể lái xe và vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc.

Phụ nữ có thai và cho con bú

  • Chưa xác định được tính an toàn của Hapacol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.
  • Nghiên cứu ở phụ nữ cho con bú cho thấy dùng Hapacol không có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.

Tương tác thuốc Hapacol

Thuốc Hapacol có thể tương tác với những thuốc nào?

Hapacol có khả năng tương tác với rất nhiều loại thuốc. Do đó, cần trình bày những loại thuốc mình đang sử dụng với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác.

Các loại thuốc có khả năng tương tác với Hapacol bao gồm

  • Phenothiazin: dùng chung với Hapacol gây hạ sốt nghiêm trọng
  • Thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat,…): làm tăng độc tính của paracetamol có trong thuốc.
  • Thuốc gây cảm ứng men gan: dùng chung với Hapacol làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
  • Thuốc kháng cholinergic: làm giảm khả năng hấp thu Hapacol của cơ thể.
  • Than hoạt tính: làm giảm sinh khả dụng của Hapacol.
  • Cholestyramine: dùng trong vòng 1 giờ sau khi uống Hapacol có thể làm giảm sự hấp thu thuốc.
  • Metoclopramide: tăng khả năng hấp thu Hapacol và tăng nồng độ paracetamol trong huyết tương.

Danh sách này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Hapacol.

Thuốc có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

  • Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
  • Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
thuoc hapacol giam dau ha sot (3)
thuốc hapacol giảm đau hạ sốt (3)

Nên ngưng thuốc Hapacol khi nào?

Nên ngưng dùng Hapacol trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng đều đặn trong 3 – 5 ngày nhưng các triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng nề hơn.
  • Hết thời gian dùng thuốc được bác sĩ chỉ định. Nếu các triệu chứng chưa dứt điểm, bạn có thể đề nghị bác sĩ kéo dài thời gian sử dụng.
  • Khi cơ thể phát sinh những triệu chứng bất thường.

Cần thận trọng khi sử dụng Hapacol trong việc điều trị. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong thời gian dùng thuốc, bạn nên chủ động hỏi bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay tăng giảm liều lượng.

Một số câu hỏi thường gặp về thuốc Hapacol

Hapacol có những dạng bào chế nào?

  • Hapacol có nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau:
  • Hapacol 150 dành cho trẻ em: thuốc bột sủi bọt – hàm lượng 150mg
  • Hapacol 150 Flu dành cho trẻ em: thuốc bột sủi bọt – hàm lượng 150mg
  • Hapacol 250 dành cho trẻ em: thuốc bột sủi bọt – hàm lượng 250mg
  • Hapacol 80 dành cho trẻ em: thuốc bột sủi bọt – hàm lượng 80mg
  • Hapacol 325 Flu dành cho trẻ em: thuốc bột sủi bọt – hàm lượng 325mg
  • Hapacol 325 dành cho người lớn và trẻ em: thuốc dạng viên nén – hàm lượng 325mg
  • Hapacol Caps 500 dành cho người lớn: thuốc viên nang – hàm lượng 500mg
  • Hapacol ACE dành cho người lớn và trẻ em: thuốc dạng viên nang– hàm lượng 500mg
  • Hapacol Blue dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: thuốc dạng viên nén – hàm lượng 500mg
  • Hapacol codein dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: thuốc dạng viên sủi – hàm lượng 500mg
  • Hapacol Capsules dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: thuốc dạng viên nang – hàm lượng 500mg
  • Hapacol Extra dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: thuốc dạng viên nén – hàm lượng 500mg
  • Hapacol 650 dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: thuốc dạng viên nén – hàm lượng 650mg
  • Hapacol syrup dành cho người lớn và trẻ em: thuốc dạng si-ro, hàm lượng 5ml (gói) và 60ml (chai)

Hapacol 650 trị bệnh gì?

  • Hapacol 650 Extra là sự kết hợp giữa Paracetamol và Cafein: Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu.
  • Paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa.

Hapacol 325 là thuốc gì?

  • Hapacol 325 được dùng để điều trị các triệu chứng đau do đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.
  • Thuốc Hapacol 325 còn được dùng để hạ sốt ở người bị cảm hoặc những bệnh có liên quan đến sốt.

Hapacol CF có tác dụng gì?

  • Hapacol CF là thuốc giảm đau, hạ sốt và trị các triệu chứng khi cảm, viêm họng, ho được phối hợp từ những hoạt chất sau: Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không?

  • Thuốc paracetamol (Hapacol) là một lựa chọn tốt để giảm đau và hạ sốt cho người mẹ đang cho con bú bị cảm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện có paracetamol trong sữa của mẹ đang cho con bú nhưng với lượng rất nhỏ.
  • Hàm lượng thuốc có trong sữa thấp hơn nhiều so với liều dùng paracetamol cho trẻ sơ sinh nên hầu như không gây hại đến trẻ bú mẹ. Tác dụng phụ do paracetamol gây ra ở trẻ nhỏ do bú mẹ rất hiếm khi xảy ra.
  • Khi kiểm tra nước tiểu của 12 trẻ từ 2–22 tháng tuổi bú sữa mẹ sau khi người mẹ uống paracetamol 650mg, các nhà nghiên cứu không phát hiện thấy sự hiện diện của hoạt chất này trong nước tiểu.
  • Một nghiên cứu khác thu thập nước tiểu trong 1–3,5 giờ sau khi bú ở 6 trẻ sơ sinh từ 2–6 ngày tuổi. Những đứa trẻ này có mẹ đã sử dụng 1–2g paracetamol từ 2–4 giờ trước khi cho con bú.
  • Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh đào thải trung bình 401mcg paracetamol và các chất chuyển hóa của nó qua nước tiểu trong khoảng thời gian trên.
  • Tốt hơn hết, bạn chỉ nên dùng thuốc trong một thời gian ngắn và tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo.
  • Bạn có thể hỏi ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ hay tham khảo thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Làm sao khi lỡ quên một liều hoặc uống quá liều paracetamol?

Thông thường, thuốc hạ sốt paracetamol chỉ được sử dụng khi cần thiết cho cả người lớn và trẻ em nên không có lịch dùng thuốc cụ thể. Nếu bạn cần sử dụng thuốc thường xuyên, hãy dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra.

Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian sử dụng liều kế tiếp thì bạn nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều tiếp theo. Không sử dụng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

Trường hợp nhận thấy những biểu hiện quá liều paracetamol, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Các dấu hiệu ngộ độc paracetamol bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Co thắt và đau dạ dày
  • Tăng tiết mồ hôi

Sau đó, các triệu chứng nặng hơn có thể xuất hiện như đau dạ dày trên, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc lòng trắng mắt có màu vàng.

Paracetamol có tác dụng phụ hay không?

Nếu bạn bị dị ứng với thuốc hạ sốt paracetamol, một số dấu hiệu có thể xuất hiện, như là:

  • Nổi mề đay
  • Khó thở
  • Sưng mặt, môi, lưỡi hay cổ họng

Lúc này, bạn cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến trung tâm hay cơ sở y tế gần nhất để nhận được trợ giúp y tế kịp thời.

Một vài tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Sốt nhẹ đi kèm với buồn nôn, đau dạ dày và chán ăn
  • Nước tiểu sẫm màu, phân màu hắc ín
  • Vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt.

* Lưu ý: Mục tiêu của Trang tin tức Võ Lan Phương là chia sẻ cho bạn thông tin mới nhất và phù hợp nhất. Tuy nhiên, vì thuốc tương tác khác nhau ở mỗi người, chúng tôi không thể đảm bảo rằng thông tin này đều hoàn toàn chính xác. Đặc biệt chú ý, thông tin trong bài chia sẻ thuốc Hapacol chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ và chuyên gia y tế

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nơi cung cấp như nhà thuốc, bệnh viện, phòng khám… Bạn có thể mua thuốc giảm đau, hạ sốt Hapacol tại đây.

Hapacol giá bao nhiêu?

Sản phẩm hiện đang được bán ngoài thị trường với 3 sản phẩm với mức giá khác nhau:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt HAPACOL 80mg có giá dao động: 36.000đ/hộp 24 gói
  • Thuốc giảm đau hạ sốt HAPACOL 150mg có giá dao động: 48.000đ/hộp 24 gói
  • Thuốc giảm đau hạ sốt HAPACOL 250mg có giá dao động: 60.000đ/hộp 24 gói

Hapacol mua ở đâu?

Vì sản phẩm được sử dụng phổ biến trong điều trị giảm đau hạ sốt

Nên ngày nay người dùng có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc lớn, nhỏ trên toàn quốc.

Thậm chí bạn cũng có thể tìm mua sản phẩm trên các trang bán hàng cá nhân Zalo, Facebook cho đến các trang bán hàng online khác.

Nhưng để mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng, với giá rẻ. Bạn nên mua hàng trực tiếp tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.

Hoặc nếu bạn muốn mua Online để thuận tiện hơn thì nên đặt hàng trực tiếp tại website của nhà sản xuất.

Xem thêm thuốc giảm đau hạ sốt  khác: Aspirin và những điều cần biết trước khi sử dụng

>>Nguồn tham khảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here