Tiêu chảy cấp là gì? Thuốc đặc trị hiệu quả nhất

0
45
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 0 Average: 0]

Tiêu chảy cấp là gì? Thuốc đặc trị nào điều trị tiêu chảy cấp hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé để hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Thuốc điều trị tiêu chảy cấp hiệu quả nhất
Thuốc điều trị tiêu chảy cấp hiệu quả nhất

Tiêu chảy cấp là gì?

  • Bệnh tiêu chảy cấp tính là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần được gọi là tiêu chảy cấp.
  • Tiêu chảy mãn tính kéo dài hơn 4 tuần.

Nguyên nhân bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là biểu hiện của khá nhiều chứng bệnh khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do viêm ruột nhiễm khuẩn. Đường lây truyền là đường tiêu hóa:

  • Nhiễm virus: Có đến 80% các trường hợp viêm ruột ở các nước phát triển, thường gặp là rotavirus, Adenovirus, Norwark…
  • Nhiễm vi khuẩn: Gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển, bệnh thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè.Những vi khuẩn gây bệnh gồm: Campylobacter jejuni, Salmonella, Shilgella (gây bệnh lỵ), Yersinia, E.coli, Vibrio Cholera (gây bệnh tả).
  • Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporidium, Entamoeba histolitica…
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tây hoặc đông dược có thể gây tiêu chảy do có chứa một số chất có tác dụng nhuận tràng. Kháng sinh gây tiêu chảy do hiện tượng loạn khuẩn ruột. Bệnh thường tự khỏi khi ngưng uống thuốc, nếu bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile cần phải dùng thuốc thích hợp để điều trị.
  • Do một số bệnh lí trong cơ thể: các bệnh lý về tiêu hóa như viêm đại tràng cấp, hội chứng ruột kích thích, bệnh lí toàn thân như đái tháo đường, cường giáp…

Các triệu chứng thường gặp

Tiêu chảy

  • Số lần đi tiêu tăng lên trong ngày, có thể từ vài lần cho tới hàng chục lần.
  • Phân nát không thành khuôn cho tới phân lỏng.
  • Phân nước lỏng đục nhiều, không kèm theo hiện tượng sốt, không đau bụng cần nghi ngờ là nhiễm phảy khuẩn tả (Vibrio cholerae).
  • Nếu tiêu chảy phân máu là biểu hiện của viêm đại tràng do vi khuẩn với mức độ nặng, thường do các vi khuẩn xâm nhập như Shigella, Salmonella, E.coli, Campylobacter…
  • Phân máu thường kèm theo sốt có thể > 38,5 và kéo dài > 2 ngày. Thường là khởi đầu phân lỏng nước và nhanh chóng thành phân máu kèm hội chứng lỵ.

Mất nước

  • Mất nước là dấu hiệu khá quan trọng, người bệnh cảm thấy khát nước, giảm số lượng nước tiểu, niêm mạc mắt bị khô, mắt trũng, mất sự đàn hồi của da với biểu hiện bằng dấu hiệu nếp véo da, mạch nhanh, tụt huyết áp tư thế hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, mệt xỉu.
  • Đối với người lớn, tình trạng mất nước nhẹ thường khó phát hiện hơn so với trẻ em. Mức độ mất nước đôi khi không tương xứng với độ nặng của tiêu chảy.

Buồn nôn

  • Tình trạng buồn nôn, nôn mửa có thể đi kèm với tiêu chảy, nhưng với tiêu chảy cấp thì có triệu chứng nôn nổi trội hơn nhiều so với tiêu chảy.
  • Nếu tiêu chảy do nhiễm độc tố, vi khuẩn thường thì triệu chứng tiêu chảy khởi phát từ 2- 7 giờ sau ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện nôn là triệu chứng chính, tiêu chảy thường không nặng, đôi khi kèm đau quặn bụng và không sốt.
  • Trường hợp viêm dạ dày ruột do virus (Norwalk, Rota) biểu hiện thường là nôn. Buồn nôn kèm đau quặn bụng và tiêu chảy, có thể có sốt nhẹ 37,5 độ, đôi khi có đi kèm đau đầu, đau mỏi cơ, sổ mũi và ho. Các triệu chứng thường nhẹ và tự khỏi trong vòng 24 – 48 giờ.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cấp

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh tiêu chảy bằng cách thực hiện tốt nguyên tắc dưới đây:

  • Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau vứt rác, thay bỉm cho trẻ em, sau khi chơi với vật nuôi.
  • Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi.
  • Rác thải phải được thu gom, xử lý đúng cách, không đổ rác bừa bãi.
  • Không sử dụng phân tươi để bón cây trồng hay thải phân xuống nguồn nước.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế di chuyển tới vùng đang có dịch bệnh.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, thức ăn sống.
  • Lựa chọn thực phẩm tại những cơ sở được cấp giấy phép, có kiểm chứng, xuất xứ rõ ràng
  • Không sử dụng nước nhiễm khuẩn, không uống nước chưa đun sôi, rửa sạch rau củ quả trước khi sử dụng, nấu chín các thực phẩm trước khi dùng, vệ sinh dao thớt và các dụng cụ nấu nướng khi thái các thực phẩm sống…
  • Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn.
  • Khi bị tiêu chảy nên nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp tục đi đến cơ quan, trường học.
  • Nếu trong gia đình có người bị tiêu chảy cấp thì cần đưa tới cơ sở y tế gần nhà để được xử lý kịp thời.

3 loại thuốc chữa tiêu chảy cấp người lớn phổ biến hiện nay

Tùy vào từng nguyên nhân gây nên tiêu chảy mà có phương pháp xử lý khác nhau. Thông thường, người bệnh thường tìm đến các loại thuốc chữa tiêu chảy cho người lớn để xử lý bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng bệnh, đúng thuốc, tránh tác dụng phụ không đáng có.

Thuốc cầm tiêu chảy Berberin

  • Thuốc tiêu chảy người lớn Becberin hay còn có tên gọi khác là berberine sulfate hoặc chlorhydrate. Thuốc được chiết xuất từ rễ cây Vàng đằng do dược sĩ Phan Quốc Kinh và cộng sự nghiên cứu bào chế từ những năm 70 của thế kỷ trước. Becberin có chứa các hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm nên được sử dụng để giảm tiêu chảy do nhiễm khuẩn, tả, lỵ…
  • Tuy có nguồn gốc từ thảo dược tương đối an toàn nhưng trước khi sử dụng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi nếu sử dụng quá liều lượng cho phép (trên 500mg tương đương với 8-100g rễ cây vàng đằng khô) có thể gây ra các tác dụng phụ như: đau bụng, buồn nôn, táo bón, căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, khó thở, hạ huyết áp, co giật, suy tim,…
  • Tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định liều lượng phù hợp. Thông thường, mỗi ngày uống từ 2 – 4 viên 50mg, 2 lần/ngày. Trong trường hợp đang sử dụng becberin mà muốn uống thuốc khác, nên uống cách nhau từ 1 – 2h đồng hồ.

Thuốc trị tiêu chảy Codein

  • Thuốc tiêu chảy Codein có thành phần là Codeine phosphate. Hoạt chất này có tác dụng giảm đau, làm giảm nhu động ruột, giúp cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn không nên dùng codein khi bị tiêu chảy cấp hoặc tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Sử dụng thuốc tiêu chảy Codein dài ngày có thể gây nên tình trạng táo bón.
  • Về liều lượng sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tùy vào tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê liều lượng thích hợp.

Cầm tiêu chảy bằng Loperamide

Thuốc Loperamide có công dụng:

  • Giúp giảm tiết dịch đường tiêu hóa
  • Làm giảm nhu động ruột
  • Tăng trượng lực cơ thắt hậu môn
  • Kéo dài thời gian vận chuyển chất điện giải và dịch qua niêm mạc ruột, hạn chế làm mất nước và điện giải.

Bởi vậy, loại thuốc này thường được sử dụng phổ biến trong điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ như: trướng bụng, buồn nôn, khô miệng, đau bụng, táo bón.

Xem thêm tại NhathuocLP: https://nhathuoclp.com/thuoc-bioflora-100mg-200mg-saccharomyces-boulardii/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here