Những điều cần biết khi dùng thuốc tiêm Clindamycin

0
3
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 1 Average: 5]

Thuốc tiêm Clindamycin là gì? Vai trò của thuốc tiêm Clindamycin trong điều trị bệnh lý nào? Cần lưu ý những gì về cách dùng/ liều dùng cũng như những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thật kĩ về thuốc tiêm Clindamycin trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Những điều cần biết khi dùng thuốc tiêm Clindamycin
Những điều cần biết khi dùng thuốc tiêm Clindamycin

Chỉ định thuốc tiêm Clindamycin

Điều trị những bệnh nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với clindamycin như Bacteroides fragilis và Staphylococcus aureus, đặc biệt dùng điều trị người bệnh bị dị ứng với penicilin Clindamycin được dùng trong những trường hợp sau:

  • Phòng ngừa viêm màng trong tim hoặc nhiễm khuẩn do cấy ghép phẫu thuật cho những người bệnh dị ứng với penicilin hoặc những người đã điều trị lâu bằng penicilin.
  • Viêm phổi sặc và áp xe phổi nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng do các vi khuẩn kỵ khí, Streptococcus, Staphylococcus, và Pneumococcus.
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng như viêm phúc mạc và áp xe trong ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ (phẫu thuật hoặc chấn thương).
  • Nhiễm khuẩn máu.
  • Sốt sản (đường sinh dục), nhiễm khuẩn nặng vùng chậu hông và đường sinh dục nữ như: viêm màng trong tử cung áp xe vòi trứng không do lậu cầu, viêm tế bào chậu hông, nhiễm khuẩn băng quấn ở âm đạo sau khi phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí.
  • Chấn thương xuyên Mắt

Chống chỉ định thuốc tiêm Clindamycin

  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với clindamycin, lincomycin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc âm đạo clindamycin.
  • Bệnh nhân có tiền sử viêm ruột khu vực viêm loét đại tràng hoặc có tiền sử viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh

Hướng dẫn sử dụng thuốc tiêm Clindamycin

  • Trong các nhiễm khuẩn do các Streptococcus tan máu beta nhóm A, điều trị với clindamycin phải tiếp tục ít nhất 10 ngày. Trong các nhiễm khuẩn nặng như viêm màng trong tim hoặc viêm xương tủy, phải điều trị ít nhất là 6 tuần.
  • Thuốc tiêm bắp hoặc tĩnh mạch ngắt quãng hay liên tục với dung dịch pha loãng không vượt quá 12mg/ ml, tốc độ không quá 30mg/ phút. Trong 1 giờ không tiêm tĩnh mạch quá 1,2g, cũng không nên tiêm bắp quá 600mg/ lần.
  • Ðể phòng ngừa viêm màng trong tim hoặc nhiễm khuẩn do phẫu thuật cấy ghép mô: Clindamycin 600mg (10mg/ kg đối với người lớn), tiêm1 – 2 giờ trước khi phẫu thuật, và 300mg (5 mg/kg), tiêm 6 giờ sau khi phẫu thuật.
  • Sốt sản (nhiễm trùng đường sinh dục): Ðối với sản phụ sốt nhưng không có biểu hiện ốm lâm sàng, điều trị theo kinh nghiệm là: amoxycilin + acid clavulanic; nhưng nếu sốt kéo dài hơn 48 giờ: tiêm clindamycin 300mg, 8 giờ/ lần (nếu do Mycoplasma) cho đến khi hết sốt.
  • Chấn thương xuyên mắt: Tiêm tĩnh mạch gentamicin 1,5 mg/ kg cùng với clindamycin 600mg.
  • Hoại thư sinh hơi ở những người bệnh mẫn cảm với penicilin: Clindamycin 600mg, tiêm tĩnh mạch 8 giờ/ lần.
  • Viêm phổi sặc: Tiêm tĩnh mạch chậm 600mg clindamycin, 8 giờ/ lần, sau đó uống 300mg clindamycin, 6 giờ một lần, trong 10 – 14 ngày.
  • Trẻ em: Liều clindamycin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cho trẻ em trên 1 tháng tuổi thường từ 15 – 40mg/ kg/ ngày, chia làm 3 – 4 lần. Liều tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là 15 – 20mg/ kg/ ngày, chia làm 3 – 4 lần. Ðối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, 15mg/ kg/ ngày có thể thích hợp.

Tác dụng phụ thuốc tiêm Clindamycin

Cứng đau mềm, sưng ở vị trí tiêm, miệng có vị kim loại hoặc vị khó chịu buồn nôn nôn đau khớp có mảng trắng trong miệng, âm đạo tiết nhiều dịch trắng, nóng rát, ngứa, sưng âm đạo, nóng bừng phát ban nổi mề đay khó thở hoặc khó nuốt vàng da hoặc mắt, giảm tiểu tiện. Thuốc tiêm Clindamycin có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong khi sử dụng thuốc.

Lưu ý khi dùng thuốc tiêm Clindamycin

  • Người bệnh có bệnh đường tiêu hóa hoặc có tiền sử viêm đại tràng. Người bệnh cao tuổi nhạy cảm đặc biệt với thuốc.
  • Clindamycin tích lũy ở những người bệnh suy gan nặng, do đó phải điều chỉnh liều dùng và định kỳ phân tích enzym gan cho những người bệnh này.
  • Phụ nữ có thai: Chỉ dùng clindamycin khi thật cần thiết.
  • Bà mẹ cho con bú: Clindamycin bài tiết vào sữa mẹ (khoảng 0,7 – 3,8 microgam/ml), vì vậy nên tránh cho con bú trong thời gian điều trị thuốc.

Phải làm gì trong trường hợp quá liều?

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Điều gì xảy ra nếu quên uống thuốc?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tương tác thuốc

Clindamycin có thể làm tăng tác dụng của các tác nhân phong bế thần kinh cơ, nên sử dụng rất thận trọng khi người bệnh đang dùng các thuốc này. Clindamycin không nên dùng đồng thời với những thuốc sau:

  • Thuốc tránh thai steroid uống, vì làm giảm tác dụng của những thuốc này.
  • Erythromycin, vì các thuốc này tác dụng ở cùng một vị trí trên ribosom vi khuẩn, bởi vậy liên kết của thuốc này với ribosom vi khuẩn có thể ức chế tác dụng của thuốc kia.
  • Diphenoxylat, loperamid hoặc opiat (những chất chống nhu động ruột), những thuốc này có thể làm trầm trọng thêm hội chứng viêm đại tràng do dùng clindamycin, vì chúng làm chậm thải độc tố
  • Hỗn dịch kaolin – pectin vì làm giảm hấp thu clindamycin.

Bảo quản thuốc

Nếu tiêm clindamycin tại nhà, giữ thuốc trong hộp sẵn có, đậy kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Nguồn tham khảo

Thuốc Clindamycin cập nhật ngày 20/01/2021: https://www.drugs.com/clindamycin.html

Thuốc Clindamycin cập nhật ngày 20/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Clindamycin

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here