Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Mức độ nặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnh.
Nội dung bài viết
Loãng xương là gì ?Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
Loãng xương là gì?
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương cho con người. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng của xương.
Hiện nay, loãng xương đang được coi là một bệnh dịch âm thầm lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng.
Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á; nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày còn rất thiếu canxi, nơi mà việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh loãng xương còn gặp rất nhiều khó khăn

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
Loãng xương được xếp tương đương với tai biến mạch vành (nhồi máu cơ tim) trong bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và tai biến mạch máu não (đột qụy) trong bệnh cao huyết áp.
Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng. Người bị loãng xương thường không biết mình bị bệnh, cho đến khi bị biến chứng gãy xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ngay cả trong những hoạt động hàng ngày, làm cho người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu.
Đặc biệt ở người lớn tuổi, gãy đốt sống và gãy cổ xương đùi không chỉ gây tàn phế mà còn tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Các phương pháp thử nghiệm loãng xương như thế nào?
Biểu hiện lâm sàng
Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ…
- Đau thực sự cột sống,
- Đau lan theo khoanh liên sườn,
- Đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế.
- Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi…
- Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở.
- Gù lưng, giảm chiều cao.
Các phương pháp chuẩn đoán loãng xương
Chụp X quang xương (Cột sống và các xương).
Đo khối lượng xương BMD bằng nhiều phương pháp:
- Đo hấp phụ năng lượng tia X kép (Dual Energy Xray Absorptiometry DEXA, DXA)
- Đo hấp phụ năng lượng quang phổ đơn (Sing le Energy Photon Absorptiomtry – SPA).Đo hấp phụ năng lượng quang phổ kép (Dual Energy Photon Absorptiometry – DPA).
- Chụp cắt lớp điện toán địng lượng (Quantiative Computed Tomography – QCT).
Siêu âm (Ultrasoun)…
Xét nghiệm:
- Máu: Osteocalcin, Bone Specific Alkaline Phosphatase (BSAP) để đánh giá quá trình tạo xương.
- Nước tiểu: Deoxy Lysyl Pyridinoline (DPD), N telopeptides liên kết chéo (NTX)… để đánh giá quá trình huỷ xương.
- Sinh thiết xương để thấy được những tổn thương vi cấu trúc của xương.
Tiêu chuẩn loãng xương ở phụ nữ
BMD hoặc BMC
(So với giá trị trung bình của phụ nữ trẻ , khỏe mạnh) |
|
Bình thường | >1SD |
Khối lượng xương thấp (Osteopenia) | Từ 1SD – 2,5SD |
Loãng xương (Osteoporosis) | Trên 2,5SD |
Loãng xương nặng | Trên 2,5SD và có > 1 lần gãy xương |
Bệnh loãng xương bao gồm những loại nào và biến chứng loãng xương như thế nào
Bệnh loãng xương ở người già (Loãng xương tiên phát)
Đặc điểm
- Tăng quá trình hủy xương;
- Giảm quá trình tạo xương.
Nguyên nhân
- Các tế bào sinh xương (Osteoblast) bị lão hoá.
- Sự hấp thụ calci và vitamin D ở ruột bị hạn chế.
- Sự suy giảm tất yếu các hormonsinh dục (Nữ và Nam).
- Loãng xương tiên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống.
Loãng xương sau mãn kinh
Đặc điểm
- Tăng hóa trình hủy xương.
- Quá trình tạo xương bình thường.
Các yêu tố và nguy cơ dẫn đến bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là Còi xương,
- Suy dinh dưỡng
- Chế độ ăn thiếu Protid, thiếu Canxi hoặc tỷ lệ canxi / Phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D…
- Ít hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể đạt được khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành), ít hoạt động ngoài trời (các tiền vitamin D nên ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi).
- Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là Protid cà Canxi để bù đắp lại.
- Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hoá (dạ dầy, ruột…) làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protid…
Có thói quen
- Sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa.
- Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…).
- Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống, phải bất đông), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian) vì khi bất động lâu ngày các tế bào huỷ xương tăng hoạt tính.
Bị các bệnh nội tiết
- Cường tuyến giáp,
- Cường tuyến cận giáp
- Cường tuyến vỏ cường thận, tiểu đường…
- Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây rối loạn chuyển hóa và mất calci qua đường tiết niệu.
Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là Viêm khớp dạng thấp và Thoái hoá khớp.
Phải sử dụng dài hạn một số thuốc
- Chống động kinh (Dihydan)
- Thuốc chữa bệnh tiểu đường (Insulin)
- Thuốc chống đông (Heparin)
- Đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm Cortiosteroid (cortiosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calcỉõ thận và làm tăng quá trình huỷ xương).
Làm sao để hết loãng xương? Điều trị bệnh loãng xương như thế nào
Các thuốc chống hủy xương
Là nhóm thuốc quan trọng nhất trong điều trị loãng xương vì làm giảm hoạt tính của tế bào huỷ xương (Osteoclast) và làm giảm chu chuyển xương.
Nhóm hormon sinh dục nữ (Oestrogen và các giống hormon) dùng để phòng ngừa và điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh (menopause): Oestrogen (biệt dược Premarin); Oertrogen và Progesterone (biệt dược Prempak C, Prempro…); Thuốc giống hormon: Tibolol (biệt dược Livial); Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể Oestrogen (SERMs): Raloxifene (biệt dược Evista).
Nhóm hormon sinh dục nam: (Androgen) dùng để phòng ngừa và điều trị loãng xương cho nam giới sau tắt dục (andropause); Testosrerone (Biệt dược Andriol).
Nhóm Bisphosphonates:
Bisphosphonates là nhóm thuốc mới được sử dụng từ đầu thập niên 90, có tác dụng làm tăng khối lượng và độ cứng của xương, đặc biệt ở cột sống, giảm đáng kể được nguy cơ gãy xương do loãng xương.
Có rất nhiều loại như
- Pyrophosphate
- Clodronate
- Tiludronate
- Pamidronate
- Etidronate
- Alendronate
- Risedronate…
3 loại Bisphosphonates đang được sử dụng rộng rãi trên giới là
- Etidronate (Difosfen)
- Alen dronate (Fosamax)
- Risedronate (Actonel).
Cơ chế tác dụng:
- Gắn kết với các thụ thể đặc hiệu trên hủy cốt bào.
- Làm giảm số lượng và hoạt động của hủy cốt bào.
- Hiệu quả của thuốc: giảm tỷ lệ gãy xương và giảm đau do hủy xương.
Các thuốc tăng tạo xương
- Calcium và vitamin D: để cung cấp nguyên liệu cho việc tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương (Osteoblast)
- Vitamin D hoặc chất chuyển hoá của vitamin D (Calcitriol – Rocaltrol) giúp cho việc sử dụng calcium hiệu quả hơn
- Calcium nhằm cung cấp những nguyên vật liệu để bổ xung cho xương khi mà chế độ ăn không đáp ứng đủ hoặc khi cơ thể không hấp thu đầy đủ.
- Thuốc tăng đồng hoá (Durabolin, Deca-durabolin) có tác dụng tăng cường hoạt tính của tế bào sinh xương, tăng cường chuyển hoá protein.Trên thực tế các thuốc chống huỷ xương cũng có tác dụng tăng tạo xương và các thuốc tăng tạo xương cũng có tác dụng chống huỷ xương

Thuốc điều trị loãng xương đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Thuốc bonviva 150 mg ibandronic
Cơ chế hoặt động của thuốc bonviva là chống hủy xương thuốc nhóm bisphosphonates .Nó dừng hoạt động của các tế bào hủy xương, các tế bào liên quan đến việc phá vỡ mô xương. Việc ngăn chặn hoạt động của các tế bào này dẫn đến mất xương ít hơn.
Thuốc bonviva có dạng viên nén 1 hộp 3 viên : Liều dùng 1 tháng uống 1 viên
Thuốc actonel 35 mg Risedronate
Là một loại thuốc thuộc nhóm bisphosphonate có tác dụng điều trị và phòng chống loãng xương trong cơ thể.Có tác dụng làm tăng khối lượng và độ cứng của xương, đặc biệt ở cột sống, giảm đáng kể được nguy cơ gãy xương do loãng xương.
Thuốc actonel có dạng viên nén 1 hộp 4 viên : Liều dùng 1 tuần uống 1 viên
Thuốc aclasta 5 mg/100ml axit zoledronic
Cơ chế hoặt động của thuốc aclasta 5 mg/100 ml Axit zoledronic ức chế sự giải phóng canxi từ xương thuốc nhóm bisphosphonates
Thuốc aclasta có dạng dịch truyền 1 lọ 200 mg hàm lượng 5 mg/100 ml : Liều dùng 1 năm truyền 1 lọ 200 mg và tùy vào thể trạng của bệnh nhân
Lưu ý
- Đối với bệnh loãng xương thì cần phải được phát hiện sớm để quá trình điều trị và ngăn ngừa một cách hiệu quả nhất.
- Đối với phụ nữ mãn kinh và người lớn tuổi nên được khám định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị đúng lúc tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng mới điều trị thì ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chi phí điều trị cho bệnh nhân
- Đối với đối tượng còn lại thì cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và các chất thiết yếu đặc biệt đối với các trẻ suy dinh dưỡng còi xương nên uống sữa hằng ngày để giảm nguy cơ loãng xương về sau
=> Đối với bệnh nhân đang điều trị bệnh loãng xương hay có dấu hiệu loãng xương thì hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị loãng xương nên trong quá trình thăm khám cũng như điều trị cần hỏi ý kiến của các bác sỹ trực tiếp điều trị hoặc khám về sử dụng các loại thuốc này không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị loãng xương
Xem thêm :
- Ung thư vòm họng những điều cần lưu ý
- Bệnh vảy nến là gì? Dấu hiệu , phương pháp điều trị vảy nến
- Ung thư dạ dày : Dấu hiệu , triệu chứng , điều trị
Tài liệu tham khảo :
Hội loãng xương HCM :https://kcb.vn/wp-content/uploads/2016/06/HD%C4%90T-C%C6%A1-X%C6%B0%C6%A1ng-Kh%E1%BB%9Bp.pdf .
Bộ y tế :https://kcb.vn/wp-content/uploads/2016/06/HD%C4%90T-C%C6%A1-X%C6%B0%C6%A1ng-Kh%E1%BB%9Bp.pdf
Bác sĩ Võ Lan Phương tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2013. Dược sĩ từng có thời gian công tác tại Bệnh viện đại Học Y dược Tp. HCM trước khi là dược sĩ, tư vấn sức khỏe tại Healthy ung thư.
Sở trưởng chuyên môn:
- Chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân ung bướu
- Nắm vững chuyên môn ngành dược.
- Tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe.
- Có kinh nghiệm trên 6 năm chẩn đoán và kê đơn.
- Kỹ năm nắm bắt và cập nhật các thông tin mới liên quan đến hoạt chất, tá dược, máy móc ngành dược ở Việt Nam và thế giới.
- Kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc
- Tinh thần làm việc có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.
- Đọc và hiểu thông thạo tiếng anh ngành dược.
- Kinh nghiệm kê đơn điều trị với các loại thuốc đặc trị, điều trị ung thư
Quá trình công tác:
- 2013-1015: Bác sĩ tại Bệnh viện đại học y dược.
- 2015 – Đến nay: Bác sĩ, chuyên viên tư vấn sức khỏe, tư vấn thông tin về các loại thuốc đặc trị , điều trị ung bướu tại Healthy ung thư.
Bác sĩ Võ Lan Phương luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị.