Những lợi ích của tinh dầu đối với sức khỏe

0
21
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 0 Average: 0]

Tinh dầu hay còn gọi là tinh dầu thiên nhiên là chiết xuất từ những loại thảo dược thiên nhiên như hương thảo, bạc hà,… và thường được sử dụng trong liệu pháp hương thơm, một phương pháp sử dụng các loại chiết xuất này để hỗ trợ sức khỏe và sắc đẹp.

Tuy nhiên một số tuyên bố về phương pháp sử dụng và hiệu quả tới sức khỏe của tinh dầu lại đem đến rất nhiều ý kiến trái chiều. Vậy thực hư ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tinh dầu là gì?

  • Tinh dầu tồn tại ở dạng chất lỏng, tập hợp các chất dễ bay hơi từ tự nhiên có nguồn gốc từ cây cỏ thực vật và có mùi hương. Nó được ví là nhựa sống là tinh chất của cây nó có tác dụng gấp 50 – 100 lần các loại thảo dược sấy khô.
  • Các loại tinh dầu được chiết xuất từ các bộ phận như: Cây, lá, cành….của các loại thảo mộc. Tinh dầu được chiết xuất theo 3 phương pháp chính là: Ép lạnh, chưng cất hơi nước và dung môi chiết xuất.

Tinh dầu dùng để làm gì?

  • Làm nước hoa
  • Chất phụ trợ làm tăng mùi thơm cho các sản phẩm chăm sóc da
  • Các sản phẩm dạng xịt làm thơm phòng
  • Nó còn là chất giúp làm ấm cơ thể mỗi khi trời lạnh
  • Tinh dầu kết hợp với các loại dầu chăm sóc da khác nhằm làm tăng tuần hoàn máu trong khi massage.
Công dụng của tinh dầu (2)
Công dụng của tinh dầu (2)

Phân loại

Tinh dầu thường được chia theo 3 loại chính:

  • Tinh dầu thiên nhiên nguyên chất: Loại này được chiết xuất từ 100% thiên nhiên, không chứa bất kì thành phần hóa học nào khác.
  • Tinh dầu không nguyên chất (tinh dầu pha): Loại này trên thị trường khá phổ biến, tinh dầu pha là dùng tinh dầu thiên nhiên pha với một số chất hóa học, dầu nền, cồn… để làm tăng trọng lượng của tinh dầu.
  • Tinh dầu tổng hợp: Là nó được tổng hợp từ hóa chất, mang hương thơm của tinh dầu.

Làm thế nào để chọn được tinh dầu chất lượng?

Tinh dầu với những cách chiết xuất và điều chế khác nhau được dùng cho những mục đích khác nhau. Tinh dầu nguyên chất là tinh dầu được chiết xuất 100% từ thực vật, không thêm bất cứ thành phần hóa học nào khác.

Khi chọn mua tinh dầu nguyên chất nên dựa vào những tiêu chí sau:

  • Độ tinh khiết: Chọn mua những sản phẩm có liệt kê thành phần cụ thể, thông thường chỉ bao gồm tên gọi khoa học nguồn gốc cây thảo dược ví dụ như tinh dầu Lavender nên có nguồn gốc duy nhất từ Lavandula officinalis.
Độ tinh khiết của tinh dầu (3)
Độ tinh khiết của tinh dầu (3)
  • Chất lượng sản xuất: Tinh dầu thiên nhiên đích thực là những loại bị thay đổi ít nhất bởi quá trình chiết xuất. Do vậy ép lạnh và chiết xuất hơi nước là 2 phương thức thu hoạch tinh dầu thuận tự nhiên nhất.
  • Uy tín: Mua sắm từ những thương hiệu có tên tuổi với những sản phẩm chất lượng và minh bạch trong việc cung cấp thông tin về nguồn gốc nguyên liệu và quy trình sản xuất.
  • Đạt chuẩn: Để có thể sử dụng tối đa khả năng của tinh dầu, nên chọn những sản phẩm đạt chuẩn chứng nhận tinh dầu trị liệu để có thể yên tâm sử dụng bằng nhiều các khác nhau cho quãng thời gian trị liệu dài hạn.

Những lợi ích cho sức khỏe của tinh dầu thiên nhiên

Những lợi ích cho sức khỏe của tinh dầu thiên nhiên (4)
Những lợi ích cho sức khỏe của tinh dầu thiên nhiên (4)

Mặc dù được biết đến rộng rãi, việc sử dụng tinh dầu để điều trị những tình trạng sức khỏe nhất định lại hiếm người hiểu biết sâu.

Đối với mỗi loại tinh dầu, tinh túy thảo dược lại đem đến những lợi ích khác nhau. Sau đây là những loại được dùng phổ biến nhất hiện nay:

Tinh dầu húng quế

  • Được sử dụng để làm tăng cường khả năng tập trung, giảm nhẹ những triệu chứng trầm cảm.
  • Nó cũng có thể giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu. Tuy nhiên cần tránh tiếp xúc khi đang mang bầu.

Tinh dầu hạt tiêu đen

  • Thường được sử dụng để kích thích sự lưu thông, đau nhức cơ bắp và vết bầm tím. Kết hợp với tinh dầu gừng, nó được sử dụng để giảm đau viêm khớp và cải thiện tính linh hoạt.

Tinh dầu đinh hương

  • Với đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của mình, nó giúp bạn có thể loại bỏ phần lớn các loại vi khuẩn, virus trong nhà vào mùa lạnh và mùa cúm (trong đó có những loại nguy hiểm như E. coli, trực khuẩn mủ xanh,…).
  • Đinh hương còn giúp các thành viên trong gia đình bạn nâng cao hệ thống miễn dịch và phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả.

Tinh dầu khuynh diệp

  • Có thể giúp làm lưu thông đường thở khi bị cảm lạnh hoặc cúm và thường được kết hợp với bạc hà. Tuy nhiên khuynh diệp có thể gây dị ứng, nên cẩn thận khi sử dụng.

Tinh dầu phong lữ

  • Có thể được sử dụng cho các vấn đề về da, để giảm căng thẳng và làm thuốc chống muỗi.

Tinh dầu oải hương

  • Được sử dụng như một chất khử trùng cho vết cắt nhỏ và bỏng cũng như để tăng cường thư giãn và giấc ngủ.
  • Nó cũng được cho rằng làm giảm đau đầu và các triệu chứng đau nửa đầu.

Tinh dầu chanh

  • Được cho là cải thiện tâm trạng và giúp làm giảm các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm.

Tinh dầu hương thảo

  • Có thể thúc đẩy tăng trưởng tóc, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa co thắt cơ bắp và hỗ trợ hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

Tinh dầu tràm trà

  • Được cho rằng có tính chất sát trùng và khử trùng. Tràm trà còn là nguyên liệu thường được sử dụng trong các loại dầu gội, sản phẩm chăm sóc da trị liệu mụn nhọt, vết bỏng và cắn.

Tinh dầu húng tây

  • Được cho là giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng và căng thẳng.

Tinh dầu vạn diệp

  • Được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm, và giúp giảm viêm khớp.

Tinh dầu bạc hà

  • Hiện nó đang là hoạt chất chiếm tới 60% trong thành phần các loại dầu gió, dầu xoa bóp trên thị trường.
  • Không chỉ được sử dụng để chữa trị vết thương, nó còn được sử dụng để vệ sinh nhà cửa, đặc biệt ở những vị trí tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như nhà tắm, nhà vệ sinh, bồn rửa mặt, nhà bếp,… Nó có thể dùng dưới dạng bình xịt, sử dụng trong máy khuếch tán tinh dầu hoặc hòa cùng với nước để vệ sinh nhà cửa.

Cách sử dụng tinh dầu

Cách sử dụng tinh dầu (5)
Cách sử dụng tinh dầu (5)

Dùng trên da

  • Tinh dầu thực sự tinh khiết sẽ thẩm thấu rất tốt qua da, hấp thu trực tiếp qua màng tế bào. Tuy nhiên với nồng độ 100%, một số loại có thể gây nên kích ứng da, do đó cần được pha loãng với nước hoặc dầu dẫn trước khi sử dụng.
  • Tinh dầu (đã được pha loãng) có thể thoa nhẹ ở những điểm trọng yếu như trán, thái dương, cổ tay. Bạn cũng có thể dùng dầu để mát xa bàn chân và thoa xung quanh mũi.
  • Một số loại tinh dầu cũng có thể dùng làm toner, serum chăm sóc da.

Dùng cùng khi tắm

  • Mặc dù tinh dầu tốt nhất nên được bảo quản bên ngoài phòng tắm bởi nhiệt độ và độ ẩm cao, đây lại là nơi tốt nhất để bạn có thể thỏa sức sáng tạo cách dùng tinh dầu thiên nhiên. Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào dầu gội, dầu dưỡng hoặc sữa tắm và tận hưởng tác dụng 2, 3 trong 1 của hỗn hợp này.
  • Bạn cũng có thể nhỏ tinh dầu nguyên chất vào bồn tắm sau khi pha loãng cùng với dầu dẫn, thoa lên tường để có thể vừa tắm vừa tận hưởng mùi hương thiên nhiên, hoặc xông hơi cho da với một chiếc khăn mặt ấm.

Massage

  • Tinh dầu thiên nhiên là một sự bổ sung tinh tế đối với hình thức trị liệu truyền thống như mát xa, đem lại hiệu quả rất tốt cho việc giảm stress, giảm đau cơ, xương, khớp…

Dùng đèn xông tinh dầu hoặc máy phun sương/ khuếch tán tinh dầu

  • Máy xông tinh dầu hoặc máy phun sương không chỉ là một món đồ nội thất bắt mắt mà còn giúp phát tán hương thơm tinh túy của thảo dược, tạo nên một môi trường tựa như tiên cảnh, tô điểm thêm cá tính cho căn nhà của bạn.

Sử dụng tinh dầu nguyên chất cần lưu ý gì?

Bởi tinh dầu thiên nhiên đều có tính chất, yếu tố kích thích hoặc an thần nhất định, sử dụng hợp lý và theo hướng dẫn cụ thể là điều vô cùng thiết yếu.

Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm tinh dầu chất lượng, đạt chuẩn trị liệu, sau đây là những lưu ý cụ thể hơn trước khi bắt đầu bước chân vào thế giới liệu pháp mùi hương.

Đối tượng sử dụng

Nhóm người tuyệt đối không nên tiếp xúc với tinh dầu mà chưa có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ và chuyên gia trị liệu hương thơm bao gồm:

  • Người cao tuổi
  • Trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Có tiền sử bệnh lý đáng quan ngại như huyết áp cao, hệ miễn dịch kém, hen suyễn, động kinh.
Phụ nữ có thai không nên tiếp xúc với tinh dầu mà chưa có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ (6)
Phụ nữ có thai không nên tiếp xúc với tinh dầu mà chưa có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ (6)

Trước khi dùng tinh dầu nên làm gì?

  • Tinh dầu nguyên chất có khả năng kích ứng cao, do đó nên được pha loãng cùng với dầu nền/ dầu dẫn như dầu dừa, dầu olive, dầu jojoba… với tỉ lệ theo hướng dẫn.
  • Thêm vào đó, bạn nên kiểm tra liệu nó có gây dị ứng bằng cách thoa một lượng nhỏ vào cổ tay hoặc sau tai rồi đợi sau 24h sau kiểm tra lại.
  • Tinh dầu không nên được áp dụng trực tiếp vào những vùng cơ thể nhạy cảm như mắt, tai và mồm. Cũng như không nền dùng chúng trực tiếp vào vùng da đang vị viêm hoặc kích ứng.
  • Tinh dầu thiên nhiên cũng không nên được tiêu thụ trực tiếp qua đường tiêu hóa, chỉ một số ít loại như tinh dầu chanh, cam, húng quế và bạc hà đạt chuẩn có thể dùng để chế biến đồ ăn uống với liều lượng cực nhỏ.

Độ an toàn và tác dụng phụ của tinh dầu

Chỉ vì nó tự nhiên không có nghĩa là nó an toàn.

Các sản phẩm từ thực vật và thảo dược chứa nhiều hợp chất hoạt tính có thể có hại cho sức khỏe trong một số trường hợp. Tinh dầu cũng không có gì khác biệt.

Tuy nhiên, khi hít phải hoặc kết hợp với một loại dầu nền để dùng trên da thì hầu hết nó được cho là an toàn.

Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ:

  • Phát ban
  • Bệnh hen suyễn
  • Đau đầu
  • Phản ứng dị ứng

Nguồn tham khảo

Tinh dầu cập nhật ngày 18/05/2020:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tinh_d%E1%BA%A7u

Tinh dầu cập nhật ngày 18/05/2020:

https://kenh14.vn/tinh-dau-buoi.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here