Thuốc Galoxcin là thuốc có thành phần chính là Levofloxacin, kháng sinh nhóm quinolon. Thuốc có tác dụng điều trị đối với các thể nhiễm khuẩn trên nhiều cơ quan khác nhau với các mức nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng.
Nội dung bài viết
Thuốc Galoxcin có tác dụng, công dụng gì?
Galoxcin được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin gây ra ở người lớn như:
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp (kể cả viêm thận – bể thận).
- Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Thuốc được sử dụng như một điều trị thay thế cho các thuốc kháng sinh thông thường khác đối với những trường hợp bị nhiễm khuẩn sau đây:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp
- Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn
Cách dùng & Liều dùng của Galoxcin
Tùy vào những trường hợp bệnh khác nhau và việc sử dụng thuốc Galoxcin với những liều lượng khác nhau, dưới đây là liều điều trị bệnh tham khảo, kháng sinh là thuốc cần đặc biệt chú ý và sử dụng theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua sử dụng vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Điều trị viêm xoang cấp tính: dùng 500mg trong một ngày, sử dụng từ 10 đến 14 ngày.
- Điều trị viêm phế quản mạn tính tại đợt xuất hiện kịch phát: dùng từ 250 đến 500 mg trong một ngày, sử dụng từ 7 đến 10 ngày.
- Điều trị viêm phổi tại cộng đồng: dùng liều 500mg trong một ngày, ngày chia làm 2 lần, sử dụng trọng 7 đến 14 ngày.
- Điều trị nhiễm trùng đường niệu: dùng liều 250mg một ngày, sử dụng trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.
- Điều trị các nhiễm khuẩn về hệ thống da: dùng liều 500 mg trong một ngày, ngày chia làm 2 lần, sử dụng từ 7 đến 14 ngày.
Các trường hợp đặc biệt như suy gan hay suy thận, người già,… cần phải được sự cắt liều của bác sĩ.
Cách dùng: Thuốc sử dụng bằng đường uống. Nuốt trọn viên thuốc với một ly nước. Có thể uống thuốc trong bữa ăn hoặc bất cứ lúc nào giữa các bữa ăn.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Galoxcin cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Galoxcin có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Galoxcin
Không dùng levofloxacin nếu bạn có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc kháng sinh quinolon.
Hãy cẩn thận nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường , bệnh tim, bệnh thận, thần kinh, phình động mạch chủ, trầm cảm, động kinh .
Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn mắc một số rối loạn di truyền, bệnh G6PD , bệnh nhược cơ hoặc các rối loạn cơ và khớp khác.
Cho bác sĩ biết nếu bạn đã cấy ghép nội tạng.
Cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh của bạn và bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng, bao gồm thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng và vitamin mà bạn đang dùng.
Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, đang cho con bú hoặc có kế hoạch mang thai.
Levofloxacin có thể cản trở và ngừng tác dụng của việc tiêm phòng thương hàn. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng.
Levofloxacin có thể gây chóng mặt và cản trở sự tập trung. Không lái xe hoặc vận hành máy móc nặng trong khi sử dụng thuốc này.
Trong trường hợp phản ứng dị ứng thuốc hoặc quá liều, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Tương tác của Galoxcin với các loại thuốc khác
Trước khi dùng levofloxacin, hãy nhớ nói với bác sĩ và dược sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc theo toa, không kê đơn và các loại thuốc khác mà bạn dùng. Cũng cho họ biết về bất kỳ loại vitamin, thảo mộc và chất bổ sung nào bạn sử dụng. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Có một số tương tác có thể xảy ra khi sử dụng levofloxacin cùng với một số loại thuốc, bao gồm:
- Giảm sự hấp thu của levofloxacin khi được sử dụng cùng với chất bổ sung sắt, kẽm và thuốc kháng acid .
- Làm tăng nguy cơ rối loạn hệ thần kinh trung ương và co giật, khi dùng chung với các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến ngưỡng co giật, chẳng hạn như theophylline và NSAID .
- Làm tăng nguy cơ tổn thương gân khi dùng chung với thuốc corticosteroid .
- Làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT khi dùng chung với thuốc chống loạn nhịp tim .
- Ảnh hưởng đến các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm , chẳng hạn như xét nghiệm nước tiểu để tìm thuốc opioid.
Bảo quản thuốc Galoxcin như thế nào?
Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Galoxcin. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.
Xem thêm:
- Thuốc Levofloxacin là gì? Lợi ích của Galoxcin như thế nào?
- Công dụng của Galoxcin và hình thức sử dụng của Levofloxacin
- Tính chất dược lý và Hình thức hoạt động của Levofloxacin
- Các rủi ro và biện pháp phòng ngừa của Galoxcin
Nguồn uy tín: https://nhathuoclp.com/thuoc-galoxcin-500mg-levofloxacin/
TS. BS Lucy Trinh là bác sĩ chuyên khoa ung bứu. Hiện đang công tác và làm việc tại bệnh viện ung bứu ; bác sĩ tư vấn tại nhathuoclp.com
Trường Y:
Tốt nghiệp Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2012
Bằng cấp chuyên môn:
Thạc sĩ y khoa tại trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2017
Bác sĩ Lucy Trinh đã tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân ung thư và nghiên cứu chuyên sâu về ung thư, với kiến thức thực tế về điều trị ung thư
Chia sẻ kiến thức về thuốc điều trị ung thư và điều trị ung thư theo từng giai đoạn.
NhaThuocLP.com được nhiều bác sĩ, phòng khám, bệnh viện và hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng.