Nấm linh chi: Công dụng & cách dùng linh chi mang lại hiệu quả cao

0
63
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 1 Average: 5]

Nấm linh chi có tên khoa học: Ganoderma lucidum, là một loại nấm lỗ thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim (Ganodermataceae); tiếng anh: Lingzhi mushroom (Reishi Mushroom). Thảo dược này còn có những tên khác như: Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.

Nấm linh chi là gì?

Nấm linh chi có tên khoa học: Ganoderma lucidum, là một loại nấm lỗ thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim (Ganodermataceae); tiếng anh: Lingzhi mushroom (Reishi Mushroom). Thảo dược này còn có những tên khác như: Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.

Loại thảo dược này đã được con người dùng làm thuốc từ xa xưa. Chúng được coi là loại thuốc quý có tác dụng: bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày).

Đặc một số nghiên cứu gần đây các nhà khoa học đã phát hiện chúng còn có công dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.

Nam linh chi 10 Cong dung cach dung linh chi mang lai hieu qua cao (7)
Nấm linh chi – công dụng phòng và chống ung thư

Đặc điểm nấm linh chi

Nấm linh chi là một loại nấm có cuống dài, mũ nấm có dạng hình quả thận hình tròn hay hình quạt. Cuống thường nằm lệch sang một phía mũ.

Hình trụ tròn hay dẹt có thể phân nhánh cuống và cuống có màu khác nhau tuỳ theo loài. Nấm loài đỏ thay đổi từ nâu đến đỏ vàng, đỏ cam, mặt trên bóng loáng, trên mặt mũ có những vân đồng tâm.

Thụ tầng màu trắng ngà, khi già ngả màu nâu vàng, mang nhiều lỗ nhỏ li ti là các ống thụ tầng mang bào tử. Bào tử loài xích chi hình trứng, được bao bọc bởi 2 lớp màng, màng ngoài nhẵn, không màu, màng trong màu gỉ sắt, lỗ nẩy mầm có hình gai nhọn.

Các loại nấm linh chi

  • Nấm linh chi xanh: hay còn gọi là Thanh Chi hay Long chi có màu xanh, nấm không chứa độc tố, tính bình, có vị chua.
  • Nấm linh chi đỏ: hay còn gọi là Hồng Chi, Xích Chi hay Đơn Chi có màu đỏ. Nấm loại này có vị đắng, tính bình, không chứa độc tố.
  • Nấm linh chi vàng: hay còn gọi là Hoàng chi hay Kim chi, màu vàng vị ngọt, tính bình, không độc, chuyên trị an thần, ích tì khí.
  • Nấm Linh chi trắng: hay còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi, màu trắng vị cay, tính bình, không độc.
  • Nấm Linh chi đen: hay còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi, màu đen vị mặn, tính bình, không độc.
  • Nấm Linh chi tím: hay còn gọi là Tử chi hay Mộc chi, màu tím vị ngọt, tính ôn, không độc.
Nam linh chi 10 Cong dung cach dung linh chi mang lai hieu qua cao (3)
Nấm linh chi xanh: hay còn gọi là Thanh Chi

Phân bố, thu hái, sơ chế

Linh chi thường thấy mọc hoang dại ở các vùng núi cao lạnh ở một số tỉnh của Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây…).

Với khoa học hiện đại và tiên tiến người ta dựa trên các đặc tính của nấm đã tổ chức trồng theo qui mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu. Ở nước ta, một số cơ sở đã bắt đầu trồng nấm linh chi để dùng trong nước và xuất khẩu.

Người ta thu hoạch nấm, phơi sấy khô rồi sử dụng bào chế các dạng bột, thuốc nước ngọt hay đông khô…

Thành phần hóa học của nấm linh chi

Theo những công trình nghiên cứu mới nhất thì trong loại thảo dược này có hàm lượng Germanium cao hơn nhân sâm từ 5 đến 8 lần. Germanium giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxy tốt hơn.

Lượng polysacarit cao giúp tăng cường sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Axit ganoderic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.

Polysaccharides có khả năng hỗ trợ miễn dịch cơ thể, giải độc cơ thể, tăng tổng hợp DNA, RNA. Ngoài ra, trong Linh chi còn có 1 loại Polysaccharides ức chế tế bào ác tính.

Trong nấm Linh chi còn có các hoạt chất khác như Acid ganodenic cũng có tác dụng giảm đau, giải độc gan, ức chế tế bào ác tính của cơ thể.

Adenosin là hoạt chất có trong Linh chi có tác dụng an thần, hạ cholesterol trong huyết thanh, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn cơ thể. Lactone A: tác dụng giảm cholesterol máu.

Acid oleic: có tính kháng histamin chống dị ứng. Cellolose: Hạ cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng nhuận tràng, ổn định đường huyết. Protein: Các acid amin trong Linh chi giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra trong nấm Linh chi cũng giàu các nguyên tố vi lượng như Phospho, Kali, Nhôm, Vàng, Canxi, Clo, Đồng, Sắt, Kẽm…

Vị thuốc nấm linh chi

Tính vị, quy kinh

Thảo dược có vị đắng tính hàn.Quy Kinh: Tâm, Phế, Can, Thận.

Tác dụng dược lý của nấm linh chi

Tác dụng của chúng đối với cơ thể:

  • Ổn định huyết áp;
  • Lọc sạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh;
  • Chống đau đầu và tứ chi;
  • Điều hòa kinh nguyệt;
  • Làm da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.

Bài thuốc chữa bệnh từ nấm linh chi

Chữa viêm gan cấp mạn

Nguyên liệu:

  • 10gram nấm linh chi.
  • Trà hoa cúc.

Cách tiến hành: nấm linh chi sấy khô tán mịn, pha cùng với nước trà hoa cúc. Sử dụng 3g/ lần.

Giúp bổ khí hoạt huyết cho người đau tim

Nguyên liệu:

  • 60g linh chi,
  • 30g nhân sâm,
  • 90g đan sâm.

Cách tiến hành: tất cả sây khô tán thành bột mịn, pha cùng với nước nóng hoặc sữa sử dụng 2 lần/ngày.

Nam linh chi 10 Cong dung cach dung linh chi mang lai hieu qua cao (4)
Bài thuốc từ nấm linh chi

Chữa viêm phế quản

Nguyên liệu:

  • 10g nấm linh chi,
  • 10g bách hợp,
  • 8g trần bì.

Cách tiến hành: sắc kỹ cùng với nước, sử dụng hàng ngày.

Giúp dưỡng khí bổ âm hoạt huyết, điều trị bệnh tim

Nguyên liệu:

  • 30g tây dương sâm,
  • 70g linh chi,
  • 30g tam thất,
  • 45g đan sâm.

Cách tiến hành: Tất cả nguyên liệu có sẵn mang đi rửa sạch, sau đó sao khô, nghiền ra thành bột rồi cho vào lọ kín, mỗi lần sử dụng pha cùng với nước ấm.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan

Nguyên liệu:

  • 12g linh chi,
  • 15g nữ trinh tử,
  • 9g màng mề gà.

Cách tiến hành: Cho nguyên liệu vào sắc vào nước, sau đó gạn lấy nước, chia ra uống 2 lần/ ngày/ thang.

Giúp bổ khí huyết, tiêu viêm giảm đau

Nguyên liệu

  • Nấm linh chi: 30g.
  • Tấy dương sâm: 30g.
  • Thạch hộc: 30g.
  • Hoài sơn: 30g.
  • Mộc nhĩ trắng: 30g.
  • Nấm hương: 30g.

Cách tiến hành: Tán bột tất cả nguyên liệu có sẵn, mỗi lần sử dụng hòa cùng nước sôi hoặc sữa. Uống 1 – 2 lần/ ngày, 2 – 3g/ lần.

Chống suy nhược cơ thể

Nguyên liệu:

  • 100g nấm linh chi,
  • 500ml rượu trắng.

Cách tiến hành: Linh chi đem thái nhỏ rồi cho vào rượu ngâm trong 7 ngày. Sử dụng 15 – 20ml/ lần, 2 lần/ ngày.

Nam linh chi 10 Cong dung cach dung linh chi mang lai hieu qua cao (5)
Rượu nấm linh chi – Chống suy nhược cơ thể

Công dụng của nấm linh chi

Công dụng chống lão hóa

Từ lâu người ta đã biết đến loại thảo dược này có công hiệu thần kỳ đối với tuổi thọ. Tất cả là do hàm lượng polysacarit của loại nấm này. Chúng giúp tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sự hình thành mạch máu bất thường nhất định.

Hơn nữa, chất chống oxy hóa của các hợp chất hữu cơ khác trong thảo dược trung hòa các gốc tự do, có thể gây ra các bệnh mãn tính và lão hóa sớm.

Tiềm năng chống ung thư

Nhiều người tiêu thụ loại nấm này do đặc tính chống ung thư của chúng. Các triterpenoids được tìm thấy trong loại nấm này có khả năng làm giảm sự di căn của tế bào ung thư và làm chậm sự di căn của các tế bào ung thư.

Ngăn ngừa sự phát triển của khối u. Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy các thành phần hoạt động của chiết xuất nấm Linh Chi có thể tìm kiếm và vô hiệu hóa các tế bào ung thư trong cơ thể.

Giải độc cơ thể

Gan của chúng ta là một cơ quan quan trọng, gan làm giảm mức độ độc tố trong cơ thể. Các chiết xuất từ loại nấm này giúp tái tạo nhanh hơn các tế bào gan khỏe mạnh và giải phóng các gốc tự do tích tụ trong cơ quan, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể.

Cải thiện hoạt động nhận thức

Bệnh thần kinh là những bí ẩn đau đớn và không thể giải quyết nhất và đối với các rối loạn nhận thức như bệnh Alzheimer hoặc Huntington, không có cách chữa trị nào được chứng minh.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại thảo dược này có thể kích thích hoạt động nhận thức và hiển thị một số tác dụng bảo vệ thần kinh. Đặc biệt là trong việc kích thích yếu tố tăng trưởng thần kinh.

Đặc tính chống viêm

Một trong những tác dụng phụ quan trọng nhất của chiết xuất nấm Linh Chi là khả năng chống viêm của chúng. Đây là một phần lý do tại sao nó có thể giúp điều trị rối loạn nhận thức, bằng cách tăng lưu lượng máu đến não.

Đối với những người bị viêm khớp hoặc bệnh gút , chiết xuất reishi có thể rất hữu ích. Nấm Reishi cũng đã được dựa vào để giảm đau đầu và chữa lành vết thương.

Hỗ trợ cho hệ hô hấp khỏe mạnh

Đối với những người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản hoặc các tình trạng hô hấp mãn tính khác, chiết xuất nấm Linh Chi có thể có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm kích ứng và loại bỏ các phản ứng dị ứng khỏi cơ thể.

Bằng cách ngăn chặn sự giải phóng histamine từ các tế bào mast trong cơ thể, nấm Linh Chi ngăn ngừa các phản ứng dị ứng, từ kích ứng da nhẹ đến sốc phản vệ có khả năng đe dọa đến tính mạng.

Nam linh chi 10 Cong dung cach dung linh chi mang lai hieu qua cao (2)
Công dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe

Giúp huyết áp hạ

Cao huyết áp là một trong những vấn đề dẫn đến các bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu đã được chứng minh loại thảo dược này giúp cải thiện hiệu quả của lưu lượng máu đến tim và hạ huyết áp.

Chúng cũng làm giảm lượng oxy tiêu thụ của tim, điều đó có nghĩa là có nhiều oxy hơn cho phần còn lại của cơ thể và các hệ cơ quan. Hơn nữa, nấm này có thể làm giảm mức độ cholesterol LDL (có hại) giúp bảo vệ bạn hơn nữa khỏi đột quỵ và đau tim.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Mặc dù Hoanghaigroup đã đề cập đến các chất chống oxy hóa, là thành phần chính của hệ thống miễn dịch. Loại nấm này cũng chứa beta-glucans, một trong những chất tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ và hiệu quả nhấ.

Bằng cách tăng số lượng beta-glucans trong cơ thể, bạn có thể tự bảo vệ mình trước một loạt các bệnh tiềm ẩn và giảm các dấu hiệu lão hóa.

Tăng cường năng lượng

Y học cổ truyền còn gợi ý nấm còn giúp tăng cường năng lượng. Khi chúng ta già đi, mức năng lượng của chúng ta có xu hướng giảm xuống.

Tác hại của nấm linh chi

Bất cứ loại thảo dược này dù mang lại tác dụng thần kỳ đến đâu nếu sử dụng một các quá mức và kéo dài sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, có thể kể đến: nhức đầu, chóng mặt, chảy máu cam, khô miệng.

Mặc dù những tác dụng phụ này có vẻ nhẹ, nhưng vẫn là một quyết định tốt khi nói chuyện với bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn.

Cách bảo quản nấm linh chi

Đối với nấm linh chi tươi:

  • Bảo quản bằng cách chần qua nước sôi khoảng 1 – 2 phút rồi rửa lại với nước lạnh. Cuối cùng cho nấm vào một cái chậu đổ ngập nước và đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể bảo quản thêm được 3 – 4 ngày.
  • Sấy khô theo phương pháp truyền thống: nấm đem phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 6 – 7 tiếng trong ngày đầu tiên. Sang ngày thứ 2 và thứ 3 phơi tiếp 4 – 5 giờ đồng hồ rồi tiếp tục sấy bằng quạt gió dưới bóng mát. Sau những ngày tiếp theo chỉ dùng quạt gió để hong khô nấm hoàn toàn.

Đối với loại nấm linh chi khô

  • Đối với nấm khô cần bọc kỹ trong túi nilong được hút chân không, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời để nấm có thể giữ được màu sắc và hương vị trong thời gian dài.
  • Nấm linh chi khô có thể bảo quản được trong ngăn mát tủ lạnh.

Hình ảnh Nấm Linh Chi

Nam linh chi 10 Cong dung cach dung linh chi mang lai hieu qua cao (6)
Hình ảnh nấm linh chi (1)
Nam linh chi 10 Cong dung cach dung linh chi mang lai hieu qua cao (1)
Hình ảnh nấm linh chi (2)

Câu hỏi thường gặp về nấm linh chi

Mua nấm linh chi ở đâu?

Trại nấm linh chi Tiên Thảo

Địa chỉ: Hẻm 573 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TP.HCM. Điện thoại: 0902.88.59.08 – 0938.900.252.

Công ty TNHH Onplaza Việt Pháp

Địa chỉ: 618 Đường 3 Tháng 2, Phường 14, Quận 10, TP.HCM. Điện thoại: 028.35.060.888 – 028.62 838 999 – 09.68.60.61.69.

Linh Chi Nông Lâm – Thương hiệu chất lượng từ các chuyên gia

Địa chỉ: Số 14, Đường N1, Kp. 6, P. Linh Trung , Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh ( Bên trong Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh). ĐT: 028. 7107 6668 – 0938 877 743

KGIN- Hồng sâm Hàn quốc

Địa chỉ: 51 Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM. 473 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TPHCM. Hotline: 0943.151.556 – 0904.981.981

Đại lý nấm linh chi Long Khánh

Địa chỉ: 345/26 Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Hotline: 0977 066 010.

Chú ý: Thông tin bài viết trên đây về Nấm linh chi liên quan đến tác dụng của Nấm linh chi và cách sử dụng với mục đích chia sẻ kiến thức, giới thiệu các thông tin về thảo dược để cán bộ y tế và bệnh nhân tham khảo. Tùy vào từng trường hợp và cơ địa sẽ có toa thuốc và cách điều trị riêng. Người bệnh không được tự ý sử dụng thảo dược, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.

Nguồn: Hoanghaigroup

Video về công dụng của nấm linh chi


 

Nguồn tham khảo

Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Lingzhi_mushroom , cập nhật ngày 23/04/2020.

Nguồn https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92757/ , cập nhật ngày 23/04/2020.

Nguồn https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-905/reishi-mushroom , cập nhật ngày 23/04/2020.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here