Đinh lăng: Công dụng và tác hại như thế nào với sức khỏe?

0
65
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 1 Average: 5]

Đinh Lăng là một loại cây được trồng khá phổ biến ở nước ta. Với nhiều công dụng như dùng làm giá vị, dùng làm thuốc hay rễ cây thì được dùng để ngâm rượu. Cây Đinh Lăng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng từ nâng cao sức khỏe cho đến làm đẹp da.

Tuy nhiên, việc quá lạm dụng loại thảo dược này sẽ dẫn đến nhiều tác dụng xấu đối với cơ thể. Vậy sử dụng như thế nào? Liều dùng và các dùng ra sao? Hãy cùng với Hoanghaigroup tìm hiểu qua bài viết này.

Cây Đinh Lăng là gì?

Cây Đinh Lăng hay cây gỏi cá, danh pháp hai phần: Polyscias fruticosa, đồng nghĩa: Panax fruticosum, Panax fruticosus; là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh Lăng (Polyscias) của Họ Cuồng cuồng (Araliaceae).

Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Ở nước ta, bạn có thể bắt gặp loại cây này được trồng phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và gia vị. Lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá.

Theo y học cổ truyền, Rẽ của chúng có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; còn lá có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.

Đặc điểm cây Đinh Lăng

Chúng là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5m. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40cm, không có lá kèm rõ.

Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Quả dẹt dài 3-4mm, dày 1mm có vòi tồn tại. Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.

Dinh lang Cong dung va tac hai nhu the nao voi suc khoe (1)
Cây Đinh Lăng và đặc điểm nhận biết loại thường và loại làm thuốc

Cây Đinh Lăng có mấy loại?

  • Loại Đinh Lăng lá nhỏ: Đây là loại phổ biến và được nhiều người biết đến nhất, loại này lá thường làm gia vị, thân và rễ cây để làm thuốc.
  • Loại Đinh Lăng Đĩa: Loại cây này có hình dáng to, được trồng để làm cảnh nên rất ít người biết về loại cây này.
  • Loại Đinh Lăng Lá Răng: Đặng điểm lá cây có bản tròn và xé răng cưa. Dùng làm cây cảnh để trang trí trong nhà.
  • Loại Đinh Lăng lá bạc: đặc điểm nhận dạng là ở viền lá của chúng có màu trắng rất nổi bật.
  • Loại Đinh Lăng lá to: Loại cây này khá hiếm gặp. Lá của loại cây này hình thuôn và to.
  • Loại Đinh Lăng lá tròn: Lá của loại cây này hình tròn nên cũng được gọi với cái tên như vậy.

Phân bố, thu hái, sơ chế

Cây có nguồn gốc ở vùng đảo Polynésie ở Thái Bình Dương, cây được trồng ở Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào… Ở Việt Nam, cây được trồng khá phổ biến bạn có thể bắt gặp chúng ở nhiều nơi. Thường để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị.

Bộ phần là thuốc thường là rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô. Củ rễ thu hái vào mùa thu. Rễ nhỏ để nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái rễ mỏng, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất.

Trong rễ loại thảo dược này có các axit amin như lyzin, methionin, lyzin, đây là những aixt amin không thể thay thế được. Ngoài ra loại cây này còn chứa saponin, tanin, glucozit, flavonoid, alcoloid, vitamin C, vitamin B1, B2, B6, …

Lá cây có chứa polysciosides A đến H, đây được gọi là 8 saponin oleanoic mới, ngoài ra còn chứa thêm 3 chất saponin.

Vị thuốc cây Đinh Lăng

Tính vị, quy kinh

  • Rễ có vị ngọt, tính bình. Lá nhạt, hơi đắng, tính bình.
  • Dược liệu có tác dụng bổ ngũ tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ huyết, tăng sữa.

Tác dụng dược lý

Các tác dụng dược lý có thể kể đến như:

  • Rễ làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng, đau thần kinh tọa.
  • Chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh thận.
  • Có tác dụng lợi sữa, Ra mồ hôi trộm.

Bài thuốc chữa bệnh từ Đinh Lăng

Chữa vết thương: giã nát lá đắp lên.

Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40g lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: dùng rễ phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Thông tia sữa, căng vú sữa: rễ Đinh Lăng 30 – 40g, thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2 – 3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường.

Chữa liệt dương: rễ Đinh Lăng, kỷ tử, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm gan: rễ Đinh Lăng 12g; biển đậu, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; nghệ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thiếu máu: rễ Đinh Lăng, mỗi vị 100g, 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: lá Đinh Lăng khô 10g sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.

Phòng co giật ở trẻ: lấy lá Đinh Lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

Chữa đau lưng mỏi gối: dùng thân cành Đinh Lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Ho suyễn lâu năm: lấy rễ Đinh Lăng, đậu săng, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá tất cả đều 8g, xương bồ 6g, gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Công dụng của Đinh Lăng

Ngoài công dụng ăn làm rau thơm, ăn với gỏi cá, làm nem chua. Loại thảo dược này còn dùng để chữa ho ra máu, thông tiểu, kiết lỵ nặng, ho, thông sữa.

Dinh lang Cong dung va tac hai nhu the nao voi suc khoe (2)
Cây Đinh Lăng có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe

Một số công dụng khác của loại cây này có thể kể đến như:

  1. Chữa bệnh lười hoạt động, mệt mỏi.
  2. Trị tắc tia sữa, căng vú sữa.
  3. Chữa lành vết thương, trị sưng đau cơ khớp
  4. Trị phong thấp gây tê nhức tay chân, đau mỏi lưng gối.
  5. Chữa chứng thiếu máu.
  6. Trị sốt lâu ngày gây ho, khát, nhức đầu, nước tiểu vàng, đau tức ngực.
  7. Trị liệt dương.
  8. Giúp bồi bổ cơ thể, trị chứng dị ứng.
  9. Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ, người mới ốm dậy.
  10. Phòng chứng co giật ở trẻ em.
  11. Trị chứng ho lâu ngày không dứt.
  12. Trị bệnh gout, đau lưng, tê khớp, mỏi gối.
  13. Trị chứng mất ngủ.
  14. Trị mụn, làm trắng da.

Gần như mọi bộ phần trên loại thảo dược này đều được sử dụng làm thuốc cả lá cây và rễ cây. Lá Đinh Lăng có thể được dùng bằng cách tắm hoặc nấu uống. Rễ cây đem phơi khô sau đó sắt uống như một số bài thuốc trên hoặc dùng ngâm rượu đinh lăng.

Tác dụng phụ của cây Đinh Lăng

Các tác hại của cây Đinh Lăng thường có biểu hiện: hồi hộp, bồn chồn, nao nao, tim đập nhanh, hơi đau nhói. Nguyên do, sử dụng loại thảo dược này ngâm rượu mà không sơ chế kỹ lưỡng; khi ngâm rượu mà không bỏ phần lõi, chỉ dùng phần thịt thì sẽ gây độc.

Ngoài ra, một số người không nên sử dụng loại cây này:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người bị bệnh gan.
  • Những người đang bị bệnh khác sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bảo quản cây Đinh Lăng

Để bảo quản lâu người ta thường dùng phương pháp phơi khô, các bước thực hiện như sau:

  • Lá đem về rửa sạch và ngâm nước muối, để ráo nước mới đem đi sấy.
  • Cắt khúc thành đoạn 5 – 7 cm, cho vào máy sấy ở nhiệt độ 600C.
  • Chú ý không nên cắt nhỏ quá để tránh bị vụn khi sấy khô.
  • Thông thường thời gian sấy 6 tiếng, nếu số lượng nhiều mất thời gian sấy lâu hơn.
  • Trong lúc sấy nên kiểm tra lá đi lăng mỗi giờ để kiểm tra độ giòn của lá.

Hình ảnh cây Đinh Lăng

Dinh lang Cong dung va tac hai nhu the nao voi suc khoe (2)
Hình ảnh cây Đinh Lăng (1)
Dinh lang Cong dung va tac hai nhu the nao voi suc khoe (2)
Hình ảnh cây Đinh Lăng (2)
Dinh lang Cong dung va tac hai nhu the nao voi suc khoe (5)
Hình ảnh cây Đinh Lăng (1)

Câu hỏi thường gặp về Đinh Lăng

Mua Đinh Lăng ở đâu?

Cửa hàng thảo dược cổ truyền

Địa chỉ: Địa Chỉ: 162/23 Bình Lợi, P13, Bình Thạnh, HCM. Điện thoại: 0774990988

Công Ty TNHH Trà Thảo Dược Thanh Bình

Địa chỉ: 608 Nguyễn Oanh, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp Hcm. Hotline: Hotline: 0931 665 345.

Công ty TNHH tấn phát hcm

Địa chỉ:Văn Phòng Đại Diện: 22/21 Đường Số 21, P8,Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. ĐT: 0902.984.792.

Công ty cổ phần phát triển dũng hà

Địa chỉ: 683 đường Giải Phóng phường Giáp Bát quận Hoàng Mai Tp. Hà Nội. Hotline: 1900986865.

Tắm lá Đinh Lăng có tác dụng gì?

Các công dụng của việc tắm:

  • Làm trắng da, kích thích tái tạo da, nuôi dưỡng làn da trắng hồng, mịn màng và khỏe mạnh.
  • Chữa bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.
  • Ngăn ngừa tình trạng rôm sảy cho trẻ.
  • Chữa cách bệnh dị ứng, mụn nhọt ở trẻ.
  • Giúp cho vùng lưng và vùng đầu của trẻ luôn được khô ráo, thoáng mát.
  • Cho bé có giấc ngủ ngon, không bị giật mình.
  • Cho trẻ làn da mịn màng, hương thơm dịu nhẹ.

Uống rượu Đinh Lăng có tác dụng gì?

Sử dụng rễ của cây để ngâm rượu được nhiều người áp dụng và nó cũng mang lại tác dụng tốt cho cơ thể. Những tác dụng có thể kể đến sau đây:

  • Tăng cường sức khỏe, độ dẻo dai và có khả năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giải tỏa cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc bị suy giảm năng suất làm việc.
  • Giúp tăng cân và đào thải độc tố cho cơ thể.

Huyết áp thấp có uống được lá Đinh Lăng không?

Theo Đông y, lá của chúng có vị đắng, tính mát, có tác dụng thông kinh mạch, chống dị ứng, giải độc cơ thể, chữa kiết lỵ, ho ra máu… Đặc biệt, có thể dùng lá  chữa huyết áp thấp.

Cách dùng lá cây chữa huyết áp thấp:

Bài thuốc 1:

Dược liệu: 150 – 200g lá tươi, 3 lát gừng tươi.

Cách thực hiện: lá tươi đi rửa sạch, cho vào nồi và nấu cùng với khoảng 200ml nước. Khi thấy nước sôi, cho gừng vào rồi khuấy đều. Chắt nước thuốc ra ly rồi uống.

Bài thuốc 2:

Bài thuốc này bạn thay thế lá bằng rể của loại thảo dược này rồi thực hiện các bước sau.

Rễ cây đem đi sao lên cho vàng thơm, bỏ vào nồi và nấu lên với nước. Khi thấy nước đã sôi, cho gừng vào rồi đun sôi thêm chút nữa rồi tắt bếp. Dùng nước này để uống thay nước lọc hàng ngày.

Uống nước lá Đinh Lăng hàng ngày có tốt không?

Trong loại thảo dược này có chứa nhiều Saponin có tác dụng gây tiêu chảy, buồn nôn, phá huyết, làm vỡ hồng cầu. Ngoài ra, khi dùng liều cao sẽ xảy ra tình trạng nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy. Do đó không nên sử dụng quá liệu, quá trong thời gian dài. Một số lưu ý khi sử dụng:

  • Khi sử dụng chỉ nên chọn những cây từ 3-5 tuổi vì lúc này cây mới có dược tính chữa bệnh.
  • Không nên uống nước lá Đinh Lăng thường xuyên trong thời gian dài, chỉ uống khi trị bệnh.

Tác dụng của lá Đinh Lăng

Đinh Lăng còn nhiều cách khác nhau như nấu lấy nước uống, sắc cùng với các thảo dược khác. Dưới đây là một số cách sử dụng lá Đinh Lăng tùy theo các mục đích khác nhau: bổi bổ sức khỏe cho sản phụ, chữa tắc tia sữa, chữa mề đay, dị ứng, chữa ho, giúp lợi tiểu, hữa đau thận, chữa mất ngủ, chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp chân tay, co giật ở trẻ em, chữa sưng đau các khớp, làm lành các vết thương, càm trắng da, trị mụn.

Rễ Đinh Lăng có tác dụng gì?

Rễ Đinh Lăng rất tốt cho não bộ, hoạt huyết dưỡng não, có lợi cho người lao động trí óc, giúp ăn ngon ngủ yên. Hỗ trợ chữa các chứng như rối loạn tiền đình, giúp an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng khả năng tập trung, giúp ích cho việc tăng cường trí nhớ.

Bên cạnh đó loại thảo dược này còn giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thận và sỏi thận, các bệnh liên quan đến tiết niệu như háo tiểu, nước tiểu vàng.

Chú ý: Thông tin bài viết trên đây về Đinh Lăng liên quan đến tác dụng của Đinh Lăng và cách sử dụng với mục đích chia sẻ kiến thức, giới thiệu các thông tin về thảo dược để cán bộ y tế và bệnh nhân tham khảo. Tùy vào từng trường hợp và cơ địa sẽ có toa thuốc và cách điều trị riêng. Người bệnh không được tự ý sử dụng thảo dược, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.

Nguồn: HoangHaiGroup

Nguồn tham khảo

Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Polyscias_fruticosa , cập nhật ngày 29/04/2020.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here