Câu kỷ tử: Công dụng & cách dùng đối với sức khỏe

0
42
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 1 Average: 5]

Câu kỷ tử hay Câu khởi là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là ở nam giới. Chúng có công dụng chống suy nhược, phục hồi năng lượng; giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể người dùng chống chọi trước bệnh tật. Vậy cách dùng và liều dùng của loại thảo dược này như thế nào? Hãy cùng Hoanghaigroup tìm hiểu ngay sau đây.

Câu kỷ tử là gì?

Câu kỷ tử hay: Câu khơi, Khủ khởi, Kỷ tử, Khởi tử, Địa cốt tử. Tên khoa học: Fructus Lycii. Họ: Cà (danh pháp khoa học: Solanaceae); là một vị thuốc phổ biến trong Đông y. Chúng đem lại công dụng trong việc bảo vệ cho sức khỏe người dùng.

Cau ky tu Cong dung cach dung doi voi suc khoe (7)
Câu kỷ tử là cây gì? Công dụng như thế nào đối với sức khỏe

Đây là một loại thuốc quý có chức năng cải thiện thể trạng mệt mỏi, chống suy nhược, phục hồi năng lượng; giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể người dùng chống chọi trước bệnh tật.

Đặc điểm cây Câu kỷ tử

Câu kỷ tử là cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5-1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá.

Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình müi mác, hẹp đầu ở gốc. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình chuông, có 3-4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống.

Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi.

Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sầm, hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp. Ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10.

Cau ky tu Cong dung cach dung doi voi suc khoe (2)
Đặc điểm của cây Câu kỷ tử

Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế

Quả là bộ phân được dùng làm thuốc, được thu hoạch vào tháng 8-9, khi sơ chế đem quả phơi khô. Khi quả chín đỏ hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho đến khi bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô.

Bảo quản Câu kỷ tử như thế nào?

Cho thỏa dược vào lọ kính, đặt nơi khô ráo độ ẩm thấp. Nếu dược liệu chuyển sang màu thâm đen, xông hơi diêm sinh hoặc phun với rượu rồi đem xóc lên là nguyên liệu có thể trở lại màu đỏ đẹp.

Thành phần hóa học Câu kỷ tử

Thành phần của kỷ tử có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể gồm: vitamin A, C, chất xơ, kẽm, sắt, chất chống oxy hóa… Chưa dừng lại ở đó, quả kỷ tử còn quy tụ 8 loại axit amin thiết yếu, lượng protein cao.

Vị thuốc Câu kỷ tử

Tính vị, quy kinh

Vị ngọt tính bình, hơi hàn không độc; quy kinh Can, Thận, Phế.

Tác dụng dược lý

  • Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo.
  • Bổ ích tinh bất túc. minh mục an thần.
  • Trừ phong, bổ ích gân cốt. khử hư lao.
  • Tư thận, nhuận phế.

Bài thuốc chữa bệnh bằng Câu kỷ tử

Là vị thuốc thường dùng Bổ can, thận, thuốc không hàn, không nhiệt, âm hư dương hư đều dùng được, nhưng phần lớn dùng cho chứng âm hư.

Trị bệnh về gan (viêm gan mạn, xơ gan thuộc thể âm hư):

Dược liệu:

  • Bắc sa sâm, Mạch môn, Đương qui mỗi vị 12g;
  • Kỷ tử 12 – 24g; Sinh địa 24 – 40g; Xuyên luyện tử 6g.

Tất cả để vào siêu thuốc sắc nước uống.

Cau ky tu Cong dung cach dung doi voi suc khoe (4)
Câu kỷ tử giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan

Trị chứng suy nhược, thận hư, lưng gối nhức mỏi, di tinh, huyết trắng nhiều:

Dược liệu:

  • Thục địa 320g, Xuyên Ngưu tất 120g,
  • Sơn dược, Câu kỷ tử, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Lộc giao, Qui bản mỗi vị

Tất cả tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 12 – 16g.

Dùng trong bệnh nhãn khoa, trị chứng hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi già, đục thủy tinh thể:

Dược liệu: Cúc hoa 8g, Kỷ tử 20g, Nhục thung dung 12g, Ba kích thiên 8g, sắc nước uống.

Trị nam giới suy sinh dục (vô sinh):

Mỗi tối nhai ăn Câu kỷ tử 15g, liệu trình 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm 1 tháng.

Trị viêm teo bao tử mạn tính:

Kỷ tử rửa sạch, sao khô, giã nát. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai uống, 2 tháng là 1 liệu trình. Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại thuốc khác.

Công dụng của Câu kỷ tử

1. Sử dụng để giảm cân

Loại thảo dược này chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng kalo lại rất ít. Nên áp dụng chúng trong thực đơn giảm cân lành mạnh của bạn.

Chúng có một hàm lượng đường nhất định, không quá nhiều để tích tụ mỡ thừa và chất độc hại, giúp bạn cảm thấy no lâu và không chóng mặt do tụt đường.

Cách sử dụng như sau: Kỷ tử khô: 10g, Chanh tươi: 1 quả, Kiwi: ½ quả, Nước khoáng: 300ml. Chanh vắt lấy nước cốt rồi cho tất cả nguyên liệu vào máy xay nhuyễn.

2. Câu kỷ tử giúp cải thiện tình trạng thị lực

Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng tuyệt vời của loại thảo dược này trong việc cải thiện tình trạng thị lực. Thành phần của chúng có chứa một lượng dồi dào zeaxanthin. Một chất chống oxy hóa rất tốt cho mắt của bạn.

Cau ky tu Cong dung cach dung doi voi suc khoe (5)
Câu kỷ tử giúp cải thiện tình trạng thị lực

Zeaxanthin còn giúp ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực từ tia cực tiếp và các gốc tự do gây hại đến đôi mắt của bạn.

3. Chữa trị trầm cảm

Chúng có khả năng ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Thành phần của loại thảo dược này rất giàu vitamin và chất xơ cùng mangan; giúp dùng cảm thấy cơ thể nhiều năng lượng và phấn chấn hơn.

Nhờ vậy suy nghĩ của bạn cũng trở nên tích cực hơn. Trong y học cổ truyền của người Trung Quốc ngày xưa đã sử dụng kỷ tử để chữa trầm cảm rất hiệu quả.

4. Giúp thải độc gan

Kết hợp chúng với nhiều loại thảo dược khá như: nấm linh chi, mật ong hay táo tàu để chế thành các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể từ sâu bên trong.

Không chỉ tốt cho gan, các loại nước mát có chứa kỷ tử còn tốt cho cả tim, phổi, thận và hệ tiêu hóa của con người nữa. Loại nước giải độc gan phổ biến được nhiều gia đình tin dùng đó là trà long nhãn kỷ tử.

5. Câu kỷ tử giúp cải thiện về khả năng tình dục

từ lâu nhiều người đã biết đến việc dùng loại thảo dược này để chữa các bệnh về tình dục ở nam giới. Một số công dụng có thể kể đến như: Tăng nồng độ testosterone, tăng ham muốn, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng và kéo dài thời gian quan hệ.

6. Có tác dụng giảm đau

Chúng có khả năng chống viêm và giảm đau rất tốt. Đặc biệt là với những ai mắc các chứng bệnh về đau nhức xương khớp. Tuy nhiên với các chứng đau nhức cơ bắp thì vẫn chưa có nhiều chứng cứ khoa học chứng minh.

7. Tác dụng tốt với hệ miễn dịch

Chúng rất giàu vitamin giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch, phòng ngừa sự xâm nhập của các loại virut gây bệnh theo mùa, đặc biệt là virut cúm.

8. Rất tốt cho phổi

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng giảm viêm phổi của loại thảo dược này. Bên cạnh đó, chúng còn giúp thúc đẩy hoạt động của các tế bào bạch cầu chống lại bệnh cúm, hen suyễn.

Cau ky tu Cong dung cach dung doi voi suc khoe (6)
Câu kỷ tử rất tốt cho phổi

9. Công dụng cân bằng huyết áp từ Câu kỷ tử

Loại thảo dược này giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp nhờ vào hợp chất polysacarit. Đây là thành phần có vai trò quan trọng trong việc cân bằng huyết áp và ngăn ngừa các loại bệnh nguy hiểm liên quan.

10. Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

Loại thảo dược này chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bạn bổ sung năng lượng cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng bệnh suy nhược.

Tác dụng phụ của Câu kỷ tử

Dẫu rất tốt cho sức khỏe, quả kỷ tử tồn tại một số bất lợi mà bạn cần chú ý đến, chẳng hạn như:

Tương tác với thuốc

Loại thảo dược này có thể tương tác với một số loại thuốc. Nếu bạn đang dùng warfarin (chất làm loãng máu), bạn không nên sử dụng loại quả này. Ngoài ra, chúng cũng có thể gây ra tương tác xấu với thuốc trị bệnh đái tháo đường và thuốc trị huyết áp.

Câu kỷ tử có thể gây dị ứng

Những người bị dị ứng phấn hoa phải tránh xa quả này. Chúng có thể khiến bạn nhạy cảm ánh sáng, từ đó hình thành phát ban trên da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo tuyệt đối không ăn quả kỷ tử vì chúng có thể gây sảy thai. Ngoài ra, nếu đang cho con bú, loại quả này cũng sẽ không thích hợp bởi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Hình ảnh của Câu kỷ tử

Cau ky tu Cong dung cach dung doi voi suc khoe (1)
Hình ảnh cây Câu kỷ tử
Cau ky tu Cong dung cach dung doi voi suc khoe (4)
Hình ảnh cây Câu kỷ tử (2)
Cau ky tu Cong dung cach dung doi voi suc khoe (3)
Hình ảnh cây Câu kỷ tử (3)

Video công dụng về Câu kỷ tử

Chú ý: Thông tin bài viết trên đây về Câu kỷ tử liên quan đến tác dụng của Câu kỷ tử và cách sử dụng với mục đích chia sẻ kiến thức, giới thiệu các thông tin về thảo dược để cán bộ y tế và bệnh nhân tham khảo. Tùy vào từng trường hợp và cơ địa sẽ có toa thuốc và cách điều trị riêng. Người bệnh không được tự ý sử dụng thảo dược, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.

Nguồn: HoangHaiGroup


Câu hỏi thường gặp về Câu kỷ tử

Những ai không nên dùng Câu kỷ tử?

Nhưng người không nên dùng:

  • Bệnh nhân đang dùng chất làm loãng máu warfarin, thuốc trị huyết áp, đái tháo đường;
  • Người bị dị ứng phấn hoa;
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Khi dùng Câu kỷ tử, bạn nên lưu ý những gì?

Câu kỷ tử là dược liệu có độc tính thấp. Tuy nhiên, những người ngoại tà thực nhiệt, tỳ hư tiết tả không được sử dụng loại thảo dược này.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng loại thảo dược này với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của Câu kỷ tử?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng Câu kỷ tử trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với Câu kỷ tử như thế nào?

Câu kỷ tử có thể gây ra tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang dùng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thấy thuốc trước khi dùng Câu kỷ tử.

[bg_collapse view=”link-list” color=”#4a4949″ icon=”arrow” expand_text=”Nguồn tham khảo” collapse_text=”Thu gọn nguồn” ]

Nguồn tham khảo:

Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Goji , cập nhật ngày 28/04/2020.

Nguồn https://healthyeating.sfgate.com/health-benefits-fructus-lycii-1289.html , cập nhật ngày 28/04/2020.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here