Thuốc tiêu chảy Loperamid sử dụng như thế nào hiệu quả?

0
12
Vui lòng nhấp vào để đánh giá
[Total: 1 Average: 5]

Loperamide thuốc điều trị tiêu chảy được nhiều người tin tưởng lựa chọn với tác dụng giảm nhu động ruột, tiết dịch đường tiêu hóa vậy sử dụng thuốc Loperamide như thế nào?

Tổng quan về bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường là căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất. Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ, bệnh sẽ trầm trọng hơn khi trẻ không thể tự bổ sung thêm nước và điện giải. Dựa vào thời gian tiêu chảy, bệnh được chia làm 3 loại chính sau:

  • Tiêu chảy cấp tính với thời gian tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần.
  • Tiêu chảy bán cấp thời gian kéo dài khoảng 3 tuần.
  • Tiêu chảy mạn tính thời gian kéo dài hơn 4 tuần.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy chính là do dị ứng thực phẩm, tác dụng với một số thuốc hoặc do nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng…Vậy điều trị bệnh tiêu chảy bằng thuốc tân dược nào thì hiệu quả và đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng.

Thuốc điều trị bệnh tiêu chảy – Loperamide

Chỉ định thuốc Loperamid:

  • Làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc hiệu, tiêu chảy mạn tính do viêm đường ruột.
  • Làm giảm khối lượng phân cho những bệnh nhân có thủ thuật mở thông hồi tràng.
  • Điều trị triệu chứng của tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên
  • Điều trị triệu chứng của các đợt tiêu chảy cấp có liên quan đến hội chứng kích thích ở người lớn từ 18 tuổi trở lên đang được bác sỹ chuẩn đoán sơ bộ.

Chống chỉ định thuốc Loperamid:

  • Không được dùng cho trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi và người già.
  • Không được dùng ở bệnh nhân viêm loét đại tràng cấp hoặc viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh phổ rộng.
  • Bệnh nhân lỵ cấp, với đặc điểm có máu trong phân và sốt cao.
  • Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng cấp.
  • Bệnh nhân bị viêm ruột do vi trùng xâm lấn.
  • Cần tránh việc ức chế nhu động ruột.
  • Phải ngưng ngay khi xuất hiện tắc ruột, táo bón, căng chướng bụng-

Liều dùng thuốc Loperamid

Tiêu chảy cấp:

  • Người lớn: khởi đầu 4 mg, sau đó 2 mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 16 mg/ngày;
  • Trẻ em: ngày đầu tiên 8 – 12 tuổi: 2 mg ngày 3 lần; 6 – 8 tuôỉ: 2 mg ngày 2 lần; từ ngày thứ hai: 1 mg/10 kg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tổng liều/ngày không được vượt quá liều của ngày đầu tiên.

 Tiêu chảy mãn:

  • Người lớn: 4 – 8 mg/ngày 1 lần hoặc chia làm nhiều lần;
  • Trẻ em: chưa được nghiên cứu.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

  • Nếu xảy ra tình trạng mất nước và điện giải, cần sử dụng các biện pháp bù nước và điện giải ngay trước khi sử dụng các thuốc điều trị tiêu chảy.
  • Chú ý theo dõi quan sát ở các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan do có khả năng gây độc lên hệ thần kinh trung ương.
  • Trong vòng 2 ngày sau khi dùng thuốc Loperamid nếu nhận thấy tình trạng bệnh không được cải thiện và không có dấu hiệu hồi phục thì ngừng sử dụng thuốc và nên đi khám lại.
  • Đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng và cần phải thận trọng đối với những đối tượng này.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tác dụng phụ Loperamid

Khi dùng loperamid  có thể gây cho bạn bị táo bón, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, trướng bụng, khô miệng, nôn, tắc ruột do liệt, dị ứng. Các tác dụng phụ phổ biến là:

  • Đau bụng hoặc đầy hơi
  • Tiêu chảy xấu đi ra nước hoặc có máu
  • Sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng trong mắt, đau da, kèm theo phát ban da đỏ hoặc tím, lan rộng gây ra phồng rộp và tróc da.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm các triệu chứng như:

  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ, cảm giác mệt mỏi
  • Táo bón
  • Đau bụng nhẹ
  • Phát ban da hoặc ngứa nhẹ.

Đã có những báo cáo cho thấy, tình trạng hoại tử niêm mạc ruột do thuốc khi điều trị loperamid ở trẻ em. Những đối tượng này đã bị liệt ruột do dùng thuốc liều lượng quá cao.  Hầu hết các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là phản ứng ở đường tiêu hóa.

Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy loperamid vừa có lợi nhưng cũng có tác hại. Nếu bạn sử dụng thuốc này quá sớm thì mầm bệnh sẽ tích tụ lại và dùng quá muộn thì hậu quả đã xảy ra. Vì vậy mà tốt nhất là bạn nên dùng thuốc loperamid  khi xác định được mầm bệnh gây ngộ độc đã được thải bỏ gần hết.

Tương tác thuốc

Vấn đề tương tác thuốc, bạn cần ghi nhớ các loại thuốc có thể tương tác với thuốc Loperamid gồm có:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, phenothiazin

Trên đây là những thông tin chính về thuốc Loperamid nhưng không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ. Vì vậy bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được các cán bộ y tế chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc chính xác nhất.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy tác động của Imodium ảnh hưởng trên phụ nữ có thai. Vì chưa có đủ dữ liệu để đánh giá an toàn cũng như hiệu quả của thuốc. Do đo, không nên dùng cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú

Loperamid bài tiết vào sữa. Do đó, không nên cho người đang cho con bú dùng thuốc. Trường hợp cần thiết, phải thật cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mới quyết định việc dùng thuốc hay không.

Nguồn tham khảo

Thuốc Loperamid cập nhật ngày 22/01/2021: https://www.drugs.com/mtm/loperamide.html

Thuốc Loperamid cập nhật ngày 22/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Loperamide

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here